Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

4 Cấp Độ Kỷ Luật Cá Nhân Giúp Bạn Đạt Được Thành Công Vững Chắc

Facebook
Twitter
Email
Trong bất cứ thời đại nào, tự kỷ luật luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà những người thành công rất hay sở hữu. Dưới đây là 4 cấp độ kỷ luật cá nhân giúp bạn chạm đến mục tiêu và hoàn thiện bản theo góc nhìn của tâm lý học.
Cấp độ 1: Sử dụng ý chí và động lực để nhắc nhở bản thân

Ở cấp độ khởi động, chúng ta thường cố gắng duy trì sự kỷ luật nhờ vào động lực cũng như ý chí nội tại của bản thân. Điều này thể hiện thông qua việc tìm kiếm cảm hứng từ những người nổi tiếng hoặc người từng thành công trong lĩnh vực tương tự. Trạng thái này thường mang lại cho ta nguồn khí thế hừng hực, thôi thúc bạn nhanh chóng bắt tay ngay vào việc bằng một nội lực phong phú, dồi dào.

Cấp độ tự kỷ luật đầu tiên cần đến rất nhiều ý chí và động lực

Thế nhưng, nhược điểm của cấp độ nói trên nằm ở khả năng ‘lung lay’, thậm chí lụi tàn chỉ sau một thời gian ngắn. Giai đoạn sử dụng động lực và ý chí rất dễ khiến ta hành động mà không có mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Hệ lụy kéo theo là ngọn lửa nhiệt huyết vừa mới tạo dựng đã nhanh chóng biến mất, đồng thời để lại cảm giác trống vắng và nghi ngờ bản thân.

Cấp độ 2: Cố khép mình vào một khuôn khổ/ lịch trình cụ thể

Sau khi vượt qua giai đoạn dùng ý chí để điều khiển sự kỷ luật của bản thân, chúng ta sẽ được ‘thăng hạng’ lên cấp 2 độ: cố gắng duy trì trạng thái này bằng những lịch trình hay kế hoạch cụ thể. Đây là lúc bạn bắt đầu có cái nhìn cụ thể hơn về mục tiêu hành động, cũng như thành thạo thao tác sử dụng lý trí nhằm vượt qua hết thảy những cám dỗ nhất thời.

Cấp độ 2 gắn liền với những kế hoạch và lịch trình cụ thể

Dù đã đưa ra chiến lược duy trì thật kỹ lưỡng và chi tiết song chỉ kỷ luật dựa trên nền tảng ý chí cá nhân vẫn là chưa đủ. Bởi lẽ, tâm lý con người thường rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh hoặc cảm xúc, quan điểm nhất thời. Do đó, thay vì cố chấp tuân thủ nghiêm ngặt những điều luật đã đặt ra, hãy linh hoạt đổi mới thói quen tự kỷ luật của mình dựa theo thời gian và hoàn cảnh tác động. Bên cạnh đó, phương pháp thưởng – phạt cũng là một gợi ý khá thú vị giúp nỗ lực của bạn được ghi nhận xứng tầm.

Cấp độ 3: Thiết lập thói quen

Thói quen được hiểu là một (hoặc một chuỗi) những phản xạ có điều kiện hình thành nhờ quá trình rèn luyện lặp đi lặp lại. Cấp độ này cho phép bạn thực hiện những hành động mang tính nhất quán và thao tác cũng trở nên chủ động, dễ dàng hơn. Mặt khác, danh sách các thói quen tốt cũng chính là con đường đúng đắn dẫn bạn đi thẳng đến hành vi tự kỷ luật nói riêng và lối sống nề nếp, khuôn khổ nói chung.

Thiết lập danh sách thói quen giúp bạn tự kỷ luật hiệu quả hơn

Cấp độ 4: Chuyển hóa mọi thứ thành nhân dạng

Cấp độ cuối cùng của kỷ luật cá nhân diễn ra khi một hành động/ thói quen nào đó dẫn trở thành bản sắc – hay còn gọi là nhân dạng của chính bạn. Bạn làm những hành động đó vì yêu thích chúng chứ không phải vì nghe lời khuyên của người khác; cũng như thực hiện chúng theo cách phù hợp với mình thay vì tuân theo ‘routine’ của bất cứ ai. Lúc này, chúng ta có thể bỏ qua một loạt các yếu tố mang tên động lực, ý chí, mục tiêu, kế hoạch,.. và đơn giản là chỉ làm thôi.

Yêu thích việc mình làm là đỉnh cao nhất của quá trình xây dựng kỷ luật cá nhân

Hành trình tự kỷ luật bản thân luôn đòi hỏi ở chúng ta rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng. Việc nắm được 4 cấp độ cụ thể như trên sẽ giúp bạn nhận diện được hành vi hiện tại của mình, qua đó thấu hiểu bản thân cũng như có kế hoạch hành động phù hợp nhất trong từng giai đoạn.

Huyền Long

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Tôn Sư Trọng Đạo (Phần 01)