Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Bí Quyết Khơi Gợi Cảm Hứng Vận Động Cho Trẻ Ngay Từ Nhỏ

Facebook
Twitter
Email
Hai năm đầu đời được xem là thời điểm vàng để hình thành và phát huy niềm đam mê tìm tòi, khám phá ở trẻ. Song song với việc mang đến những trải nghiệm đáng nhớ, đây cũng là lúc thích hợp để các bậc cha mẹ chủ động giúp xây dựng thói quen rèn luyện cơ thể cho con. Dưới đây là những bí quyết hữu ích có thể khơi gợi cảm hứng vận động của bé ngay từ khi còn nhỏ.
Tại sao nên giúp con hình thành thói quen vận động từ nhỏ?

Theo các nghiên cứu khoa học, việc tăng cường hoạt động thể chất ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe tim mạch, phát triển cơ bắp và hệ xương khớp một cách toàn diện, đồng thời duy trì cân nặng ở mức hợp lý hơn. Mặt khác, điều này còn giúp bé định hình và tăng khả năng thiết lập lối sống lành mạnh khi lớn lên.

Vận động giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn nhận thức

Bên cạnh ý nghĩa đối với sự phát triển về thể chất, thói quen vận động được hình thành từ sớm và duy trì đều đặn có thể tác động mạnh mẽ đến khả năng tư duy, sáng tạo, mức độ tập trung cũng như kỹ năng xử lý các vấn đề. Đối với các nhóm trẻ đặc biệt, thường xuyên vận động giúp bé tăng cường chức năng nhận thức tốt hơn và giảm tỷ lệ suy giảm nhận thức khi lớn tuổi.

Bí quyết giúp cha mẹ khơi dậy niềm đam mê vận động ở trẻ

Để khai phá và khơi dậy niềm đam mê vận động ở trẻ từ bé, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Xây dựng một môi trường vui vẻ và thú vị: Để kích thích sự tò mò và đam mê khám phá tiềm ẩn, cha mẹ cần tạo dựng được một môi trường vận động phù hợp với cá tính, sở thích hàng ngày của bé. Thay vì cố gắng gò ép hay đốc thúc con tập luyện, người lớn hãy tôn trọng lựa chọn của con. Việc này không chỉ mang đến khoảng thời gian vui vẻ cho cả nhà mà còn vô thức tạo nên nhận thức tích cực về vận động ở trẻ, từ đó giúp bé tham gia một cách tự nguyện, hứng thú hơn

Biến những thói quen hàng ngày của gia đình thành bài tập đơn giản cho trẻ

  • Tận dụng những thói quen hàng ngày của cả nhà: Sau khi khơi gợi được hứng thú vận động ở trẻ, cha mẹ cần lặp đi lặp lại khoảng thời gian vận động mỗi ngày nhằm duy trì sự nhất quán. Do đó, hãy thử ‘tận dụng’ những công việc nhà đơn giản hoặc các thói quen vui chơi hàng ngày của gia đình như đi dạo công viên, đạp xe, tập yoga,… như những bài tập thể chất thực thụ. Việc này không chỉ giúp trẻ thoát khỏi áp lực phải ‘luyện tập’ mà còn góp phần tăng cường các kỹ năng sống, đồng thời giúp tình cảm gia đình thêm thắm thiết, bền chặt hơn

Cha mẹ trở thành tấm gương rèn luyện để con noi theo

  • Cha mẹ trở thành tấm gương cho trẻ: Đối với con, cha mẹ chính là những người gần gũi và có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhận thức của trẻ. Chính vì vậy, trẻ em sẽ có xu hướng ‘sao chép’ những hành vi của cha mẹ – bất luận chúng có ý nghĩa tốt hay xấu. Khi nắm được khuôn mẫu này ở trẻ, các bậc phụ huynh cũng có thể tự biến mình thành một ‘tấm gương tốt’ bằng việc rèn luyện cơ thể và tham gia vận động mỗi ngày
  • Tạo ra các thử thách và trao phần thưởng xứng đáng: Thay vì giáo dục con trẻ vận động theo lối rập khuôn, cứng nhắc, tại sao cha mẹ không rủ rê trẻ tham gia bằng cách biến việc vận động trở thành một ‘thử thách’ thú vị với con. Nói cách khác, bạn có thể đặt ra một số mục tiêu cụ thể, sau đó khuyến khích trẻ tự mình chinh phục và khen thưởng xứng đáng với sự nỗ lực của con. Lưu ý, hãy cố gắng theo sát con trong suốt quá trình thực hiện ‘nhiệm vụ’ thay vì lơ là, bỏ mặc con trẻ

Cha mẹ nên chủ động giáo dục con về lợi ích của thói quen vận động

  • Chủ động giáo dục con về lợi ích của thói quen vận động: Song song với việc tạo ra một môi trường vận động thú vị và đa dạng nhằm khơi gợi hứng thú của trẻ, cha mẹ cũng nên chủ động trao đổi, giáo dục con về tầm quan trọng của thói quen rèn luyện cơ thể mỗi ngày. Một khi con nhận thức được lý do tại sao nên luyện tập, bé sẽ chủ động trải nghiệm và có ý thức vận động trong những độ tuổi lớn hơn

Trên thực tế, việc khơi nguồn cảm hứng và thiết lập thói quen vận động ở trẻ nhỏ là một điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động giáo dục trẻ về tầm quan trọng của việc luyện tập nếu biết cách áp dụng những bí quyết thú vị nói trên.

Huyền Long

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Tôn Sư Trọng Đạo (Phần 01)