Trong lĩnh vực thương mại mà câu nói này “Tôi luôn sẳn sàng chịu tốn năm triệu nếu cần, để làm cho giá vốn 1m đường ray xe lửa bớt đi 50 xu” đã trở thành bất hủ từ những thập niên 1875 và cho đến nay câu nói này vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn trong định hướng thương mại và kinh tế của thế kỷ hiện đại. Bởi trong thương trường hiện nay sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chúng ta hiểu rằng “Đồng Vốn” là một trong những phần quan trọng nhất để phát triển một sự kinh doanh – business. Và phải biết dùng từng đồng tiền vốn một cách thông minh để phát triển và đem lại lợi nhuận. Đôi khi chúng ta cần phải bỏ ra thật nhiều để đổi lại là lợi nhuận trong nhiều năm sau đó.
Andrew Carnegie, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1835 mất ngày 11 tháng 8 năm 1919, là một người Mỹ gốc Scotland là một nhà công nghiệp, kinh doanh, và nhà từ thiện.
Carnegie dẫn đầu sự phát triển của ngành công nghiệp thép Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và được công nhận là một trong những người giàu nhất và trở thành một nhà từ thiện hàng đầu tại Hoa Kỳ và trong Vương Quốc Anh. Trong suốt 18 năm cuối đời, ông đã bỏ ra khoảng 350 triệu dollars cho các tổ chức từ thiện và trường đại học gần 90% tài sản của mình. Bài báo năm 1889 của ông tuyên bố “The Gospel of Wealth” Như là “Tin Mừng của Sự Giàu Có” kêu gọi người giàu sử dụng tài sản của họ để cải thiện xã hội, và kích thích một làn sóng từ thiện.
Ông đã xây dựng Công ty Thép Carnegie tại Pittsburgh, mà ông đã bán cho J. P. Morgan vào năm 1901 với giá 480 triệu đô la. Nó đã trở thành Tổng công ty Thép Hoa Kỳ. Sau khi bán Carnegie Steel, ông đã vượt qua John D. Rockefeller là người giàu nhất nước Mỹ trong vài năm sau đó.
Cuối đời của mình ông dành hết cho hoạt động từ thiện với quy mô lớn, đặc biệt chú trọng đến thư viện địa phương, hòa bình thế giới, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Với tài sản mà ông làm từ kinh doanh, ông xây dựng Carnegie Hall ở New York, NY, và Peace Palace và thành lập Công ty Carnegie tại New York, Carnegie Endowment cho hòa bình quốc tế, Carnegie Institution for Science, Carnegie Trust cho các trường đại học tại Scotland, Quỹ Carnegie Hero, Đại học Carnegie Mellon và Bảo tàng Carnegie tại Pittsburgh.
Thomas đã nhận ra điểm này rất quan trọng, dù rằng trong sự nghiệp kinh doanh của chúng ta dù nhỏ hay lớn thì một sự đầu tư đúng hướng dù nó có thể rất tốn kém và cũng có thể ngoài khả năng tài chánh của mình mà nó sẽ là một trong những công cụ kiếm ra tiền trong tương lại thì chúng ta cũng phải tìm mọi cách để đầu tư và thực hiện vào nó.
Mong rằng đây là một châm ngôn để luôn nhắc nhở chúng ta, và hy vọng sẽ là một phương hướng thành công trong sự nghiệp của mình. Chúc tất cả thành công.
Thomas Truc Nguyen (Sưu tầm,