Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Ca Dao Tháng Một

Facebook
Twitter
Email

William Shakespeare sinh ngày 26 tháng 4 năm 1564 và qua đời ngày 23 tháng 4 năm 1616 Ông là nhà viết kịch, nhà thơ và diễn viên người Anh, được nhiều người coi là nhà văn viết bằng Anh ngữ vĩ đại nhất và là nhà viết kịch vĩ đại nhất thế giới. Ông không những “Vĩ Đại” vào thời đó mà còn là “Vĩ Đại của mọi Thời Đại” Ông đã để lại cho thế giới một tài sản giá trị “Tinh Thần” và bất hủ với 39 vở kịch, 154 bài sonnet, dài ba vở, những bài thơ tự sự, và một vài câu thơ khác. Trong đó chắc chúng ta không bao giờ quên câu chuyện tình “Romeo and Juliet” và đã chuyển thành bộ phim tình hay nhất.

“Những lý lẽ mạnh nhất tạo thành những hành động mạnh nhất” là câu châm ngôn ông đã để lại đời cho đến ngày nay vẫn là chân lý bất hủ. Khi chúng ta có suy nghĩ mạnh mẽ táo bạo thì mới chuyển chúng thành hiện thực. Bởi lý thuyết chỉ là 50% của cuộc khởi đầu cho bất cứ một sự nghiệp, một công cuộc hay một hành trình trong cuộc sống… của chúng ta. Và 50% còn lại là quyết định của sự thành công. Trong nữa đoạn đường sau này mới thật sự gian nan bởi khi hành động luôn luôn có rất nhiều trở ngại xảy ra mà ta không lường được… nhưng muốn vượt qua thử thách này cần có ý chí kiên định và một hành động đủ mạnh để giải quyết và đi đến thành công.

Và để có “Lý lẽ mạnh nhất” chúng ta cần phải có niềm đam mê vào đó.

Shakespeare sinh ra và lớn lên ở Stratford-upon-Avon, Warwickshire. Năm 18 tuổi, ông kết hôn với Anne Hathaway, người mà ông có ba người con: Susanna và cặp song sinh Hamnet và Judith. Khoảng từ năm 1585 đến năm 1592, ông bắt đầu sự nghiệp thành công ở London với tư cách là một diễn viên, nhà văn và là chủ sở hữu một phần của công ty vui chơi có tên Lord Chamberlain’s Men, sau này được gọi là King’s Men. Ở tuổi 49 (khoảng năm 1613), ông dường như đã nghỉ hưu ở Stratford, nơi ông qua đời ba năm sau đó. Và chính những giai đoạn đầy gian nan trong cuộc đời của Ông đã cho Ông đúc kết thành những “Châm Ngôn và Ca Dao” để lại đời.

Thomas Truc Nguyen

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ