Cường giáp là một bệnh nội tiết khá phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chủ yếu liên quan đến tim mạch. Khi bạn bị cường giáp, theo một cách nào đó, cơ thể bạn luôn hoạt động quá sức và điều đó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tim của bạn.
Tuyến giáp nằm ở trước cổ, là một tuyến hình bướm ( tuyến là các cơ quan có thể được tìm thấy trên khắp cơ thể của bạn). Một số tuyến tạo ra và giải phóng hormone – những chất giúp cơ thể bạn hoạt động và phát triển, trong đó, tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chính của cơ thể như điều hòa nhiệt độ, kiểm soát nhịp tim, kiểm soát sự trao đổi chất (quá trình biến đổi thức ăn đưa vào cơ thể thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động).
Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có hình bướm.
Khi tuyến giáp tạo ra và giải phóng nhiều hormone hơn mức cần thiết sẽ gây ra bệnh cường giáp, đây là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các hormon chính mà tuyến giáp tạo ra bao gồm Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4). Nếu tuyến giáp không hoạt động như ý muốn – tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp – thì nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn và nếu không được điều trị đúng cách nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, cơ, xương, mắt …
Nguy cơ phổ biến và khá nghiêm trọng mà cơ thể gặp phải là tình trạng loãng xương. Cơ thể bạn có thể mất dần mật độ khoáng của xương vì cường giáp không kiểm soát được, khiến cơ thể kéo canxi và phốt phát ra khỏi xương, bài tiết quá nhiều canxi và phốt pho (qua nước tiểu và phân). Cơ thể chúng ta cần canxi và phốt pho để duy trì xương khỏe mạnh, vì vậy nếu xương của bạn không hấp thụ đủ những khoáng chất đó hoặc mất đi với tốc độ ngày càng tăng, chúng có thể trở nên kém đặc hơn. Điều này cũng có thể khiến cơ thể bạn tạm thời đói canxi sau khi phẫu thuật tuyến giáp. Cuối cùng, bạn có thể bị loãng xương – nghĩa là xương của bạn không chắc khỏe như bình thường và khiến bạn dễ bị gãy xương.
Ở một số người, đa số là lớn tuổi, bệnh cường giáp gây ra nguy cơ cao bị rung nhĩ – một chứng rối loạn nhịp tim phổ biến có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ hoặc suy tim.
Một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng của căn bệnh cường giáp đó là bão tuyến giáp, nó có khả năng đe dọa tính mạng xảy ra ở những người bị cường giáp không được điều trị. Nó cũng có thể được kích hoạt bởi một sự kiện căng thẳng như phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Cơn bão giáp được đặc trưng bởi các triệu chứng cường giáp, chẳng hạn như nhịp tim rất nhanh, sốt cao, tiêu chảy, kích động, mê sảng và / hoặc giảm ý thức.
Một số người bệnh thì xuất hiện các vấn đề về mắt (được gọi là bệnh mắt Graves), có thể gây sỏi, đỏ mắt hoặc lồi mắt do sưng sau nhãn cầu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng Song thị.
Mắt lồi trong bệnh cường giáp.
Ngoài ra, cần chú ý đến vấn đề cường giáp trong thai kỳ, mặc dù cường giáp nhẹ trong thai kỳ thường không gây ra vấn đề gì cho mẹ và con, nhưng cường giáp từ trung bình đến nặng ở người mẹ có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, tình trạng cường giáp không kiểm soát hoặc không được điều trị của người mẹ khi mang thai có liên quan đến kích thước nhỏ so với tuổi thai, sinh non, thai chết lưu và có thể là dị tật bẩm sinh. Đối với người mẹ, các biến chứng tiềm ẩn của cường giáp không được điều trị bao gồm tiền sản giật và hiếm khi là cơn bão giáp.
Nếu bạn nghi ngờ một số triệu chứng của cường giáp (liên quan đến các triệu chứng) đang ảnh hưởng đến bạn, vui lòng đến gặp bác sĩ và nhận được sự tư vấn cần thiết để giảm thiểu nguy cơ các biến chứng do cường giáp gây ra. Hãy ngăn ngừa từ lúc phát hiện bệnh, để cải thiện tốt hơn cho chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Dược sĩ Tùng Lê.