Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Bí Kíp Chia Sẻ Cảm Xúc Lành Mạnh Và Không Làm Phiền Người Khác

Facebook
Twitter
Email
Đứng trước những áp lực và khó khăn trong cuộc sống, chúng ta đều có lúc muốn tìm đến ai đó để tâm sự trút hết nỗi lòng. Tuy nhiện, khao khát giải tỏa áp lực có thể khiến chúng ta rơi vào cái bẫy trauma dumping (tức phàn nàn quá nhiều). Dưới đây là bí kíp chia sẻ cảm xúc lành mạnh sao cho không ảnh hưởng đến người khác mà mỗi người nên bỏ túi.
Vài nét về trauma dumping

Hiểu một cách đơn giản, trauma dumping xảy ra khi một người liên tục chia sẻ lượng lớn thông tin liên quan đến sang chấn nào đó vừa trải qua mà không quan tâm đến các yếu tố xung quanh. Ở đây, ‘trauma’ còn đại diện cho những khó khăn tinh thần nhất định khiến họ căng thẳng hay stress. Tất cả đều bắt nguồn từ khao khát muốn nhận được chú ý hoặc đồng cảm nhất định từ người khác.

Một số biểu hiện điển hình của trauma dumping gồm:

– Liên tục xả cảm xúc ra ngoài nhiều lần và có xu hướng lặp đi lặp lại điều đó thay vì tìm cách đối phó để thực sự vượt qua sang chấn

– Cướp lời, ngắt lời người nghe và không cho họ có cơ hội đưa ra quan điểm, ý kiến của mình

– Xây dựng các mối quan hệ mang tính một chiều: bạn là người nói còn đối phương là người nghe trong hầu hết thời gian giao tiếp

– Chỉ quan tâm đến tâm trạng, cảm xúc của mình thay vì chủ động kết nối, quan tâm đối phương

Trauma dumping khiến ta chỉ chú ý đến bản thân mà vô tình bỏ quên người khác

Trên thực tế, trạng thái trauma dumping thường dẫn đến những mối quan hệ thiếu lành mạnh. Sau một thời gian dài lắng nghe sự ‘kể lể’ mà không kèm theo bất cứ thay đổi nào, nhiều khả năng đối phương sẽ chủ động tạo khoảng cách hoặc ngắt kết nối với bạn.

Làm sao để chia sẻ cảm xúc lành mạnh hơn?

Để chia sẻ cảm xúc một cách lành mạnh và không ảnh hưởng xấu đến người khác, chúng ta có thể bắt đầu từ những bước sau:

– Tự nhận diện (tự nhận thức): trong quá trình giao tiếp, con người thường chỉ chăm chăm vào cảm xúc của bản thân mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác (môi trường, tình huống, trạng thái đối phương,…). Lúc này, việc tự nhận diện được nhu cầu/ động cơ chia sẻ của bản thân sẽ giúp bạn đối diện với cảm xúc tốt hơn, đồng thời hạn chế gây áp lực hoặc phụ thuộc vào người còn lại

– Nhận thức sự chia sẻ quá mức của mình có thể ảnh hưởng đến người khác ra sao: trước khi đề cập đến vấn đề của mình, hãy chủ động hỏi đối phương xem họ có đang ở trạng thái tinh thần ổn định để lắng nghe/ sẵn sàng lắng nghe/ có nhạy cảm với chủ đề bạn đang định chia sẻ hay không. Bởi lẽ mỗi người đều có những suy nghĩ, tâm tư và cảm nhận riêng, vì thế họ không có nghĩa vụ buộc phải ngồi đây nghe ta kể chuyện ngay cả khi bản thân đang cạn kiệt năng lượng

Mỗi người cần học cách tự nhận diện cảm xúc để không đi qua giới hạn khi giao tiếp

– Tôn trọng ranh giới cá nhân: để cuộc nói chuyện không bị quá đà, bạn cần xác định ranh giới xem nên chia sẻ bao nhiêu là đủ, nên nói trong thời gian bao lâu và gồm những thông tin nào. Điều này sẽ giúp mối quan hệ luôn được duy trì ở trạng thái cân bằng nhất.

– Tìm cách đối phó với vấn đề và tìm lại phiên bản tốt nhất của chính mình: khi bị ‘bủa vây’ bởi những khó khăn, chúng ta rất dễ quên đi những phẩm chất tiêu biểu mà bản thân đang sở hữu. Hãy tự nhắc nhở bản thân giá trị cốt lõi mà bạn theo đuổi là gì, hay bạn thường đối phó và xử lý những cảm xúc tương tự hiệu quả ra sao,…

Nhắc nhở bản thân về phiên bản toàn vẹn của chính mình để không bị cuốn đi

– Tìm đến những sự trợ giúp chuyên nghiệp: nếu vấn đề đang xảy ra vượt quá khả năng xử lý của bạn (và cả những người xung quanh), đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp bài bản hơn. Tiêu biểu nhất là các nhà trị liệu hoặc tư vấn tâm lý. Sự giúp đỡ của họ có thể giúp bạn tìm ra căn nguyên cũng như cách xử lý vấn đề từ gốc rễ.

Có thể nói, chia sẻ cảm xúc lành mạnh chính là cơ chế căn bản giúp định hình và phát triển một mối quan hệ. Do đó, việc nắm được kỹ thuật kể chuyện sao cho không rút cạn ‘pin năng lượng’ của người khác sẽ là chiến thuật hiệu quả mà tất cả chúng ta nên rèn luyện kể từ bây giờ.

Huyền Long

 

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ