Đột quỵ là một tình trạng y tế cực kỳ nghiêm trọng, nó đe dọa đến tính mạng và xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị thiếu hụt, khi ấy não bộ đang bị tổn thương nghiêm trọng. Trong trường hợp này, người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức và điều trị khẩn cấp, thời gian càng sớm thì nguy cơ tổn thương trên cơ thể xảy ra càng thấp. Đây là bệnh thường gặp ở nhóm người có độ tuổi cao nhưng hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đột quỵ là bệnh lý có tỷ lệ tử vong không thua kém gì tim mạch và ung thư. Là nỗi lo cho bản thân, gia đình và xã hội
Ảnh minh họa về mạch máu lên não
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ, thủ phạm hàng đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất đó là huyết áp cao.Nếu huyết áp của bạn là 130/80 hoặc cao hơn, bác sĩ sẽ thảo luận về các phương pháp điều trị với bạn. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến bệnh lý đột quỵ này chính là bệnh tim mạch. Tình trạng này bao gồm van tim bị hư hại cũng như rung tâm nhĩ, hoặc nhịp tim không đều, gây ra 25% số ca đột quỵ ở những người cao tuổi. Ngay cả việc tích tụ chất béo trong cơ thể cũng có thể khiến bạn bị tắc động mạch, dẫn đến nguy cơ gây đột quỵ. Một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, có tốc độ phát triển rất nhanh chóng, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đột quỵ nguy hiểm này, chúng tôi muốn nhắc đến là bệnh đái tháo đường. Những người mắc bệnh này, thường kèm theo cao huyết áp và dễ bị thừa cân. Cả hai điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân. Bệnh tiểu đường làm hỏng các mạch máu trong cơ thể, từ đó dễ bị đột quỵ hơn. Nếu bạn bị đột quỵ khi lượng đường trong máu cao, thì tổn thương não của bạn sẽ càng lớn. Cần chú ý đến vấn đề cân nặng và tập thể dục của bạn. Khả năng bị đột quỵ của chúng ta có thể tăng lên nếu bị thừa cân. Bạn có thể giảm tỷ lệ bị đột quỵ của mình bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Đi bộ nhanh 30 phút hoặc thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp như chống đẩy và tập với tạ thường xuyên. Cần thận trọng trong vấn đề sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ví dụ, các loại thuốc chống đông máu, mà các bác sĩ đề xuất để ngăn ngừa cục máu đông, đôi khi có thể làm cho đột quỵ dễ xảy ra hơn do chảy máu. Các nghiên cứu cho thấy rằng mối liên hệ giữa liệu pháp điều trị bằng hormone, được sử dụng cho các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, với nguy cơ đột quỵ là cao hơn. Và estrogen liều thấp trong thuốc tránh thai cũng có thể khiến tỷ lệ đột quỵ tăng lên. Một số thói quen gây hại hàng ngày của nhiều người cũng dễ làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, thuốc lá là một minh chứng cụ thể nhất. Chất nicotine có trong thuốc lá làm cho huyết áp của bạn tăng lên. Khói thuốc lá gây tích tụ chất béo trong động mạch cổ của bạn. Nó cũng làm máu của bạn đặc quánh lại và khiến máu dễ đông hơn. Ngay cả khói thuốc thụ động cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bạn.
Ảnh minh họa về nguy cơ hẹp động mạch cổ do khói thuốc lá.
Bệnh lý đột quỵ này không chỉ ảnh hưởng đến số người lớn tuổi, mà ở bất cứ độ tuổi nào, tuổi tác không phải là rào cản để ngăn bệnh. Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, kể cả trẻ sơ sinh trong bụng mẹ. Nói chung, cơ hội của bạn sẽ tăng lên khi bạn già đi và tăng gấp đôi sau 55 tuổi. Đột quỵ cũng mang yếu di truyền từ gia đình. Bạn và người thân của bạn khả năng có chung xu hướng mắc bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường. Một số cơn đột quỵ có thể do rối loạn di truyền làm tắc nghẽn dòng máu đến não. Bệnh lý đột quỵ cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính, theo đó, phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn một chút so với nam giới ở cùng độ tuổi. Nhưng phụ nữ bị đột quỵ ở độ tuổi muộn hơn, khiến họ ít có khả năng hồi phục và dễ tử vong hơn. Khu vực có người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha không da trắng dễ bị ảnh hưởng đột quỵ hơn so với bất kỳ nhóm nào khác ở Hoa Kỳ. Bệnh hồng cầu hình liềm, một tình trạng di truyền có thể thu hẹp động mạch và làm gián đoạn lưu lượng máu, cũng phổ biến hơn ở những nhóm này và ở những người có gia đình xuất thân từ Địa Trung Hải, Trung Đông hoặc Châu Á.
Trên đây là những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ. Bất cứ ai cũng đều có khả năng trở thành nạn nhân của đột quỵ với những hậu quả nặng nề về sức khỏe, vật chất và tinh thần. Mỗi cá nhân cần chủ động thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực để giúp chủ động phòng ngừa đột quỵ, hạn chế những biến chứng nguy hại có thể xảy ra. Dù là xuất hiện những biểu hiện rõ ràng hay chỉ là những dấu hiệu đột quỵ thoáng qua thì chúng ta cũng cần chú ý, theo dõi sức khoẻ thường xuyên để cân nhắc các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro đột quỵ cũng như tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp nhắm tránh những hậu quả tàn khốc của đột quỵ.
Dược sĩ Tùng Lê.