Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Giải Mã Lý Do Khiến Chúng Ta Tự Ti Và Phủ Định Chính Mình

Facebook
Twitter
Email

Trong quá trình phát triển bản thân, chúng ta sẽ khó lòng tránh khỏi cảm giác nghi ngờ chính mình. Ta liên tục bị ám ảnh bởi những thiếu sót, khuyết điểm mang tính cá nhân, thậm chí tự đưa ra những lập luận phủ định bản thân vô cùng tiêu cực. Về lâu dài, việc lặp đi lặp lại những suy nghĩ nói trên rất dễ khiến con người trở nên tự ti, thu mình và không thể phát huy tiềm năng vốn có.

Những khi bản thân bị bủa vây bởi sự tự nghi ngờ, đã bao giờ bạn tự hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy? Sau đây là một số giải pháp can thiệp hiệu quả giúp bạn thanh lọc lại ‘lăng kính’ nhìn nhận và đưa ra những đánh giá thật sự khách quan.

Tại sao chúng ta thường cảm thấy tự ti và phủ định bản thân?

Nhận thức tiêu cực về bản thân có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và diễn ra trong những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau. Chúng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Sang chấn tâm lý từ thời thơ ấu: những trải nghiệm tiêu cực do cách thức nuôi dạy độc hại của gia đình hoặc mối quan hệ thiếu lành mạnh với người nuôi dưỡng rất dễ trở thành nguồn cơn dẫn đến cảm giác tự ti khi lớn lên. Ảnh hưởng của các vết hằn tâm lý có thể để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, khiến chúng ta bị ám ảnh bởi lòng tự tôn thấp, thiếu tự tin và bỏ bê những cảm xúc chính đáng xảy đến mỗi ngày

Sự tự ti có thể hình thành từ các sang chấn tâm lý khi còn nhỏ

  • Hệ quả của quá trình so sánh bản thân với người khác: sự bùng nổ của mạng xã hội đã gián tiếp châm ngòi cho một nền văn hóa ganh đua ngày càng khắc nghiệt. Điều này thường đi kèm với một thực trạng không hiếm gặp: khi chúng ta vô thức so sánh cả quá trình hoàn thiện của mình với đỉnh cao và thành công của những người xung quanh. Thế nhưng, rất ít người đủ tỉnh táo để nhận ra lối so sánh khập khiễng này. Hậu quả là chúng ta ngày càng cảm thấy tự ti, nghi ngờ giá trị bản thân và mặc cảm trước những điều đối phương làm được
  • Ám ảnh bởi sự hoàn hảo: xét trên phương diện tích cực, sự cầu toàn đóng vai trò như một động lực quan trọng thúc đẩy chúng ta không ngừng hoàn thiện bản thân và tiến về phía trước. Tuy nhiên, những kỳ vọng quá mức hoặc tiêu chuẩn nghiêm ngặt cũng có thể là chiếc ‘gọng kìm’ ngăn cản con người chạm đến phiên bản mới tốt đẹp hơn. Khi theo đuổi sự hoàn hảo, chúng ta rất dễ gặp thất bại và hình thành tâm lý đổ lỗi, trách móc bản thân thái quá. Chính những đánh giá quá khắt khe này sẽ khiến bạn cảm thấy mình kém cỏi, tự ti hơn

Người bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo rất dễ nghi ngờ giá trị của bản thân

  • Nỗ lực tìm kiếm sự công nhận từ người khác: khi lấy sự nhìn nhận của người khác là tiêu chuẩn đánh giá, con người sẽ dần đánh mất bản thân và tự ‘đồng hóa’ chính mình với mọi người. Đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến một loại nỗi sợ khác nhau: sợ bị từ chối, sợ thất bại và sợ bị đánh giá. Nhất là khi việc mình làm không được ghi nhận như mong muốn, chúng ta rất dễ cảm thấy thất vọng, nghi ngờ bản thân,…
Làm sao để thoát khỏi ‘cái bẫy’ tự ti và tìm lại phiên bản sáng giá của chính mình?

Tìm lại sự tự tin và khai phá những tiềm năng ẩn giấu chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng. Do đó, việc nhận thức được nguyên nhân dẫn đến khuôn mẫu ‘tự nghi hoặc chính mình’ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn dần tháo gỡ được những khúc mắc trong tâm trí cũng như đánh giá lại toàn bộ cục diện vấn đề.

Nhận thức được nguyên nhân là bước đầu tiên trong hành trình tìm lại sự tự tin

Để tìm lại sự tự tin vốn có hoặc bồi đắp lại cái nhìn lành mạnh nhất về bản thân, bạn có thể bắt đầu từ một số bước như sau:

  • Tìm hiểu về sang chấn và tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời ấu thơ, đồng thời học cách bộc lộ những cảm xúc bên trong để định hình lại cái tôi hiện tại
  • Khi nhận thấy mình đang vô thức so sánh bản thân với ai đó, hãy bình tĩnh đón nhận thực tế trước khi điều chỉnh lại những kỳ vọng một cách hợp lý nhất. Bạn cần hiểu rằng ai cũng có hành trình của mình và thứ bạn thấy về người khác lúc này chính là thành quả do họ đã không ngừng cố gắng

Mỗi người cần rèn luyện khả năng tự điều chỉnh kỳ vọng đúng nhất với thực tế

  • Nhìn nhận lại những kỳ vọng của mình xem liệu chúng đã sát với thực tế chưa. Mặt khác, đừng quên thay đổi lối tư duy rằng bên cạnh kết quả, quá trình thực hiện cũng là một phần cực kỳ quan trọng
  • Tái lập trình lại tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực. Bạn có thể nhắc nhở bản thân rằng người khác thích mình nhiều hơn mình nghĩ, định kiến bạn đang giữ về bản thân hoàn toàn có thể thay đổi, hay thất bại không đáng sợ, quan trọng là chúng ta rút ra được gì từ sự va vấp đó,…

Tái lập trình tâm trí bằng những suy nghĩ tích cực là cách bồi đắp sự tự tin hiệu quả

Phát triển bản thân là hành trình cả đời và luôn gắn liền với những lần thử – sai liên tục. Do đó, việc bạn cảm thấy mình yếu kém hoặc tự phủ định năng lực của bản thân là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đừng để những suy nghĩ sai lệch kéo bạn đi ngày càng xa khỏi quỹ đạo vốn có. Thay vào đó, hãy cố gắng thiết lập lại suy nghĩ để trở thành một bản dạng độc đáo, tuyệt vời hơn.

Ngoài ra để nhanh chóng cập nhật các thông tin mới nhất, quý bạn đọc có thể kết nối với chúng tôi qua Fanpage: https://www.facebook.com/VNmedia2020 hoặc theo dõi kênh Youtube: https://www.youtube.com/@VNmedia2020 để xem thêm nhiều video của chúng tôi.

Silver (W)

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ