Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Giải Mã Sức Hút Khó Cưỡng Của Đồ Ăn Vặt

Facebook
Twitter
Email
Được mệnh danh là ‘liệu pháp nâng đỡ tinh thần’ cực kỳ hiệu quả, ăn vặt đã và đang dần trở thành một thú vui không thể thiếu trong nhịp sống thời hiện đại. Không chỉ tác động lên vị giác, những gói bánh quy hay snack còn ẩn chứa một sức hấp dẫn ‘bí ẩn’ nào đó khiến chúng ta chẳng thể ngừng ăn.
Đồ ăn vặt được thiết kế với định lượng siêu lý tưởng

Khi ăn một món nào đó quá nhiều, chúng ta sẽ mất dần sự ngon miệng và ngay lập tức dừng việc thưởng thức lại để chuyển sang lựa chọn kế tiếp. Hiệu ứng nói trên được gọi chung là ‘cảm giác no đến phát ngấy’ (hay sensory specific satiety trong tiếng Anh).

Mặt khác, nhà nghiên cứu thị trường Howard Moskowitz đã phát hiện ra khái niệm về ‘bliss point’ – tức ‘điểm hạnh phúc’ tồn tại ở hệ thống cảm nhận của con người. Theo đó, một khi vị giác chạm đến giao điểm này, hệ thống phần thưởng trong não sẽ đồng thời được kích hoạt và sản sinh ra dopamine. Việc nồng độ hormone hạnh phúc tăng lên đáng kể sẽ khiến cơ thể bỏ qua cảm giác no bụng để tiếp tục ‘ăn không ngừng nghỉ’.

Các loại đồ ăn vặt được thiết kế với định lượng và tỉ lệ thành phần lý tưởng

Nắm bắt được cơ chế phản ứng này, các đơn vị sản xuất đồ ăn vặt đã tiến hành nhiều thử nghiệm nhằm tìm ra những công thức thành phần lý tưởng nhất, kết hợp hoàn hảo giữa tỉ lệ chất béo, muối và đường. Bên cạnh đó, các loại kẹo, bánh quy hay khoai tây chiên còn được thiết kế với một định lượng hoàn hảo, khiến chúng ta luôn ăn hết trước khi cảm thấy chán ngán.

Quá trình ‘đa nhiệm’ chúng ta tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt hơn

Theo các nghiên cứu khoa học, quá trình đa nhiệm ‘vừa ăn vừa làm’ sẽ khiến bạn vô thức tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt hơn so với ý muốn ban đầu, thậm chí vượt qua cả lượng thức ăn ước tính. Đặc biệt là khi đang bận đắm chìm trong các hoạt động mang tính giải trí như nghe nhạc, xem phim hoặc nói chuyện với người khác, chúng ta thường khó mà nhận ra rằng mình đã quá no để tiếp tục cho thêm thứ gì vào miệng.

Quá trình ‘vừa ăn vừa làm’ sẽ khiến bạn vô thức tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt hơn

Con người ăn vặt nhiều hơn khi rơi vào trạng thái căng thẳng

Thèm ăn hoặc ăn uống không kiểm soát là một cơ chế đối phó thường thấy khi cơ thể phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo lắng. Nói cách khác, lúc này, việc ăn vặt dồn dập vốn dĩ không bắt nguồn từ cơn đói như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Thèm ăn là cơ chế đối phó thường thấy khi cơ thể phải đối mặt với tình trạng căng thẳng

Khi tâm trí rơi vào trạng thái lo âu, tuyến thượng thận sẽ hoạt động liên tục và tiết ra một lượng lớn hormone cortisol. Đứng trước tình huống bất ngờ này, não bộ sẽ ngay lập tức nhận thức rằng đây là một tín hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với cơ thể nên chúng ta cần nhanh chóng bổ sung thêm đồ ăn để chuẩn bị cho nó. Khi ta vượt qua được giai đoạn nói trên, chỉ sốcortisol sẽ lại trở về mức bình thường.

Đáng chú ý, thành phần của các món ăn vặt quen thuộc lại thường bao gồm chất béo, tinh bột, đường và muối, cực kỳ thích hợp để ‘lấp đầy’ cảm giác bất an mà con người hiện đại đang thường xuyên phải đối mặt.

Đồ ăn vặt chứa các thành phần giúp xoa dịu bất an hiệu quả

Các loại đồ ăn vặt với hương vị tuyệt hảo luôn là món khoái khẩu của hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá độ có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như gây nên chứng nghiện ăn khó bỏ. Do vậy, thay vì ăn uống tùy thích, bạn cần chú ý hơn đến nguyên nhân của cơn thèm, đồng thời kiểm soát định lượng đồ ăn vặt hàng ngày trong giới hạn cho phép.

Huyền Long

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Tôn Sư Trọng Đạo (Phần 01)