EB-3 là chương trình định cư Mỹ diện lao động, thông qua bảo lãnh của một công ty Mỹ. Tuy không yêu cầu quá cao về tài chính, nhưng chương trình tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng lấy thẻ xanh và định cư thành công.
Một trong những loại visa định cư Mỹ đang được rất nhiều người quan tâm là Visa EB-3. Về bản chất, EB-3 là chương trình thu hút lao động nước ngoài sang Mỹ làm việc. Đây được xem là con đường “ngắn và dễ dàng” để chạm đến “giấc mơ Mỹ” của nhiều gia đình. Thực tế thì người lao động diện EB-3 phải trải qua một hành trình dài với nhiều rủi ro có thể nảy sinh, chưa kể còn có những trường hợp lừa đảo. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn du học và định cư nước ngoài, Mekong Immigration & Travel kết hợp cùng báo VNmedia2020 chia sẻ đến bạn đọc góc khuất về định cư Mỹ diện EB3 dưới đây.
Chương trình định cư Mỹ EB-3 là gì?
Chương trình EB-3 được giới thiệu lần đầu vào năm 1990 với mục đích thu hút lao động nước ngoài đến làm việc ở những lĩnh vực không tuyển dụng được lao động Mỹ. Qua đó, người lao động nước ngoài sẽ được cấp thẻ xanh định cư lâu dài tại Mỹ. Hình thức này đòi hỏi chính công ty tuyển dụng phải đứng đơn nộp hồ sơ để xin visa EB-3 cho người lao động.
Chính phủ Mỹ quy định các công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Mỹ cần xin Chứng nhận lao động (Labor Certificate, viết tắt LC). Mục đích là để đảm bảo người lao động diện EB-3 không chiếm các vị trí việc làm mà công dân Mỹ có thể đảm nhận. Để được cấp Chứng nhận lao động, nhà tuyển dụng EB-3 cần chứng minh được với Bộ Lao động Mỹ rằng công ty đã dùng nhiều phương pháp tuyển dụng khác nhau nhưng không có ứng viên người Mỹ nào đảm nhận được công việc đang cần tuyển. Sau đó, cũng chính công ty tuyển dụng phải nộp đơn xin nhập cư cho lao động nước ngoài (I-140). Theo quy định, người lao động không thể tự nộp hồ sơ EB-3, nên bị phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị tuyển dụng.
Có thể thấy, ở chương trình EB-3, công ty tuyển dụng đóng vai trò quyết định đối với khả năng lấy thẻ xanh của người lao động.
Quy trình xét duyệt kéo dài và “khó nói trước” của Visa EB-3
Bộ Lao động Mỹ xét duyệt LC trung bình khoảng 6-9 tháng. Nếu công ty tuyển dụng phải thực hiện kiểm toán hoặc giám sát tuyển dụng, quá trình này có thể kéo dài thêm 9 tháng – 1,5 năm.
Sau khi hồ sơ xin LC được Bộ Lao động Mỹ chấp thuận, đơn vị tuyển dụng tiếp tục nộp mẫu đơn I-140 cho Sở Di trú Mỹ. Quá trình duyệt I-140 mất ít nhất 6 tháng.
Tiếp theo, sau khi có chấp thuận I-140, đương đơn EB-3 cần theo dõi bản tin visa hàng tháng để biết mình đã đến ngày được nộp đơn xin cấp visa hay chưa. Theo bản tin visa tháng 6/2023, đối với lao động phổ thông EB-3, Việt Nam hiện đang được xét cấp visa cho những hồ sơ nộp trước ngày 1/1/2020, nghĩa là thời gian chờ hơn 3 năm.
Như vậy, toàn bộ quy trình xin visa EB-3 đối với Việt Nam hiện nay mất tối thiểu hơn 4 năm. Thế nhưng, đa số các đơn vị tư vấn hiện tại đều yêu cầu người lao động thanh toán toàn bộ phí dịch vụ, trung bình khoảng 30.000 – 40.000 USD không hoàn lại, ngay sau khi có chấp thuận I-140, hoặc thậm chí là ngay sau khi có LC. Trong thời gian chờ đến lượt và xét cấp visa EB-3, nếu xảy ra bất cứ rủi ro gì về phía công ty tuyển dụng hoặc người lao động thì con đường định cư Mỹ cũng chấm dứt. Thậm chí, ở bước phỏng vấn cuối cùng để lấy visa, nhiều hồ sơ vẫn bị bỏ qua vì những nguyên nhân liên quan đến công ty tuyển dụng hoặc người lao động.
Thực tế, tỷ lệ rớt phỏng vấn EB-3 khá cao, do chương trình kém uy tín, nhiều tiêu cực, gian lận, nên bị giám sát chặt chẽ. Việc một công ty đang có nhu cầu tuyển dụng chấp nhận chờ người lao động hơn 4 năm cũng không có tính thuyết phục cao.
Visa EB3 – Visa diện lao động được bảo lãnh bởi công ty tại Mỹ
Những góc khuất của chương trình định cư Mỹ EB-3
Chính phủ Mỹ luôn đảm bảo ưu tiên việc làm cho người dân Mỹ. Do đó, có rất ít công ty Mỹ được phép tuyển dụng lao động EB-3 và chủ yếu rơi vào nhóm lao động phổ thông. Đương đơn EB-3 phải thật sự làm những công việc tay chân nặng nhọc mà phần lớn dân Mỹ không thèm làm. Một số công việc phổ biến là giết mổ gia súc, gia cầm, đóng gói thực phẩm, lắp ráp điện tử… Môi trường lao động khá khắc nghiệt, hầu hết ở những vùng miền xa xôi, thiếu thốn cơ sở vật chất. Những nhà máy này thường làm theo ca ngày/đêm và công nhân phải đứng suốt 8 tiếng. Tiền lương được trả theo tiêu chí “việc nhẹ lương thấp, việc nặng lương cao”, nhưng chỉ vừa đủ để trang trải cuộc sống. Người lao động có thể được hứa sẽ có người làm thay để “sống chui” ở nơi thoải mái hơn, “làm chui” những công việc tốt hơn, nhưng điều này dĩ nhiên là vi phạm pháp luật.
Luật không quy định thời gian làm việc cho công ty tuyển dụng đó phải kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm, Sở Di trú Mỹ có quyền điều tra đối với những trường hợp nghỉ việc sớm và sẽ thu hồi thẻ xanh nếu cho rằng có gian lận. Khi đó, cả gia đình sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ và vĩnh viễn không thể nhập cảnh vào Mỹ. Vì vậy, ngay cả khi bị đơn vị tuyển dụng chèn ép về lương, phúc lợi, bảo hiểm… đương đơn EB-3 vẫn phải chấp nhận để duy trì công việc một vài năm.
Tệ hơn, người lao động có thể được giới thiệu những công việc không có thật, vì thông tin xoay quanh công ty tuyển dụng ở Mỹ, và nhu cầu tuyển dụng thực tế của các đơn vị này tại từng thời điểm rất khó kiểm chứng. Theo chia sẻ của chị T.V, ở TP.HCM, sau 2 tháng chờ đợi LC, chị được báo rằng công ty tuyển dụng ở Mỹ đã giải thể. Đơn vị tư vấn đề xuất một công ty tuyển dụng khác, nhưng chị xét thấy công việc quá nặng nhọc, đồng thời cũng nghi ngờ thông tin thiếu xác thực nên không tham gia nữa. Hai anh H.P và V.D, cũng ở TP.HCM, thậm chí không liên hệ được đơn vị tư vấn sau khi đã đóng hơn 1,3 tỉ đồng.
Do thời gian chờ visa EB-3 ngày càng kéo dài nên nhiều người đắn đo hơn với chương trình. Để “khắc phục” bất lợi này, hiện một số đơn vị tư vấn đốt giai đoạn bằng cách hướng dẫn khách hàng EB-3 xin visa du lịch sang Mỹ, sau đó xin chuyển diện visa để có thể vào làm việc cho đơn vị tuyển dụng ngay sau khi có LC. Tuy nhiên, lãnh sự quán Mỹ thường xuyên từ chối cấp visa du lịch nếu họ nghi ngờ đương đơn có ý muốn ở lại Mỹ. Ngay cả khi sang Mỹ được, người lao động có thể bị từ chối chuyển diện và phải quay về Việt Nam sau khi đã tốn nhiều chi phí, cũng như có thể bị ảnh hưởng hồ sơ định cư sau này. Nếu may mắn chuyển diện thành công và đi làm cho công ty tuyển dụng thì thời gian chờ đợi ngày được nộp đơn xin visa cũng không hề rút ngắn. Trong khi đó, đương đơn vẫn phải duy trì làm đúng công việc đã xin cho đến khi có thẻ xanh. Quá trình chờ đợi này cũng tương tự như khi ở Việt Nam, nếu có vấn đề nảy sinh với công ty hay người lao động thì giấc mơ Mỹ sẽ sớm kết thúc.
Lấy thẻ xanh Mỹ an toàn với chương trình EB-5
Nếu có điều kiện tài chính, nhà đầu tư nên chọn định cư Mỹ diện EB-5. Chương trình này được Chính phủ Mỹ khuyến khích do tạo việc làm cho người dân Mỹ nên hoàn toàn minh bạch, với lộ trình thẻ xanh rõ ràng. Cả gia đình sang Mỹ sau khi đã có thẻ xanh, được hưởng mọi phúc lợi y tế, giáo dục… và có thể làm bất kỳ công việc nào hợp pháp ở Mỹ.
Yêu cầu là đầu tư tối thiểu 800.000 USD vào một dự án EB-5 thỏa điều kiện tạo ra 10 việc làm. Các trung tâm vùng và đơn vị tư vấn uy tín sẽ thực hiện thẩm định chặt chẽ, có những cơ sở xác thực để đáp ứng yêu cầu của chương trình, giúp đảm bảo lộ trình định cư Mỹ cho gia đình nhà đầu tư ngay từ đầu. Không chỉ có thẻ xanh, nhà đầu tư còn được hoàn vốn sau khoảng 5 năm. Từ tháng 7/2022 đến nay, hạn ngạch visa EB-5 đang có sẵn cho nhà đầu tư Việt Nam. Tổng thời gian xét duyệt và cấp thẻ xanh theo diện này hiện chỉ khoảng 3,5 năm.
Để tìm hiểu về visa EB-5, quý bạn đọc có thể tìm hiểu qua các bài viết tại mục “Di Trú” trên trang báo VNmedia2020 nhé
Nếu quan tâm đến các chương trình đầu tư định cư Mỹ, quý bạn đọc và các nhà đầu tư có thể liên hệ VNmedia2020 hoặc để lại thông tin qua địa chỉ email: info@vnmedia2020.com, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm của Mekong Immigration & Travel kết hợp cùng VNmedia2020 sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ đánh giá khả năng thành công của hồ sơ. Chúng tôi cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân và chỉ sử dụng thông tin mà anh chị cung cấp cho mục đích tư vấn hồ sơ gia đình.
Soya Wanderlust