Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Hoàn Thành Công Việc Đúng Deadline Nhờ Bí Kíp Phá Bỏ 4 Kiểu Trì Hoãn Thường Gặp Nhất

Facebook
Twitter
Email
Về mặt bản chất, trì hoãn vốn là một biểu hiện tâm lý mang tính bản năng và không có gì xấu. Tuy nhiên, sẽ rất đáng lo ngại nếu để cho ‘bóng ma’ trì hoãn lớn dần lên rồi trở thành nguồn cơn chi phối tiến độ công việc. Do đó, đừng ngại giành lại quyền kiểm soát với bí kíp phá bỏ 4 kiểu rào cản tâm lý gây trễ deadline ‘quen mặt’ sau đây.
Trì hoãn lo âu

Trì hoãn lo âu là một phản ứng khá phổ biến trước một lượng công việc nhất định cần xử lý. Tuy nhiên, thay vì bắt tay vào giải quyết luôn thì chúng ta lại thường có xu hướng trì hoãn và chờ nước đến chân mới nhảy. Theo các nghiên cứu khoa học, hóa ra tâm lý ‘để mai tính’ này chính là cơ chế đối phó của cơ thể giúp con người đối diện với nỗi bất an, căng thẳng do ôm đồm quá nhiều việc.

Trì hoãn lo âu là một phản ứng khá phổ biến trước một lượng công việc nhất định cần xử lý

Để không bị lọt vào vòng lặp trì hoãn – lo âu, mỗi người cần cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tìm ra mục tiêu quan trọng nhất trong từng thời điểm và dành sự ưu tiên cho nó. Ngoài ra, lên kế hoạch thực hiện bằng Bullet Journal hoặc quản lý thời gian làm việc với phương pháp Pomodoro cũng là những gợi ý đáng tham khảo.

Trì hoãn kiểu ‘dễ trước, khó sau’

Trên thực tế, bộ não con người đã được thiết kế để ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ công việc theo mức độ từ dễ đến khó. Mục đích của việc này là né tránh những mệt mỏi và căng thẳng có thể phát sinh khi làm việc. Đây cũng chính là lý do khiến cho chúng ta luôn hào hứng với các gạch đầu dòng ngoài lề rồi trở nên đuối dần lúc gặp ‘mục tiêu chính’.

Bộ não con người luôn ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ công việc theo mức độ từ dễ đến khó

Nếu nhận diện được bản thân đang rơi vào lối mòn này, bạn có thể thử nghiệm ngay nguyên tắc ‘Do it something’ (tức “Làm gì đi”) do chuyên gia Mark Manson khởi xướng. Điều này có nghĩa là đừng chờ đợi có đủ động lực rồi mới làm mà hãy làm bất cứ thứ gì cần thiết. Mặt khác, chuyển đổi quan điểm thành ‘sướng trước khổ sau’ hứa hẹn sẽ là một chiến lược vô cùng hoàn hảo.

Trì hoãn chủ quan

Trì hoãn chủ quan là tình trạng ung dung cho rằng miễn sao hoàn thành deadline đúng hẹn là được. Thói quen này thường được biểu hiện dưới dạng ‘xong xuôi vào phút 89’ và ‘cán đích’ trong trạng thái hối hả. Thế nhưng, nhiều người lại ưa chuộng kiểu làm việc này bởi họ cho rằng nó sẽ tạo ra khả năng tập trung tối cùng hiệu suất đáng kể hơn.

Trì hoãn chủ quan không hề mang lại lợi ích nào cho người thực hiện

Trái ngược với lầm tưởng nói trên, vốn dĩ trì hoãn chủ quan chẳng hề mang lại chút lợi ích nào cho người thực hiện. Bệnh cạnh nguy cơ gây đau đầu, lo lắng và các bệnh về tim mạch, điều này còn tác trực tiếp đến hiệu năng công việc, nhất là khi có tình huống nào đó bất ngờ phát sinh ngoài dự kiến.

Một số giải pháp giúp khắc phục khuôn mẫu hành vi chủ quan bao gồm: tạo áp lực hoàn thành bằng việc công khai về thời hạn deadline cho những người xung quanh cùng biết, rủ bạn bè/đồng nghiệp cùng làm chung hoặc mở các vlog ‘study with me’ để tăng thêm khí thế.

Trì hoãn cầu toàn

Hai động cơ trọng tâm của trì hoãn cầu toàn phải kể đến là nỗi sợ thất bại và khao khát hoàn thành công việc một cách tuyệt đối. Bắt nguồn từ trạng thái lo lắng rằng sẽ không làm được như ý, nhóm đối tượng này rất dễ bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực thay vì thực sự làm chủ tình huống. Xét cho cùng, tất cả chì vì họ sợ phải đối diện với cảm giác thất vọng về bản thân nếu mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ.

Trì hoãn cầu toàn bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại và khao khát mang tính tuyệt đối

Để giải phóng bản thân khỏi chủ nghĩa hoàn hảo, điều đầu tiên bạn cần làm chính là chuyển hướng suy nghĩ từ ‘được ăn cả, ngã về không’ sang chia nhỏ mục tiêu rồi hoàn thiện từng phần một. Với cách làm này, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi áp lực rằng mình phải làm được gì đó to lớn mà vẫn đảm bảo mọi thứ được xử lý thật tỉ mỉ, chỉn chu.

Một khi không còn bị ám ảnh trì hoãn quấy rầy, chúng ta sẽ có cơ hội để tận hưởng cả quá trình cũng như thành quả mà công việc mang lại. Điều này không chỉ có ý nghĩa tức thời mà còn góp phần cải thiện chất lượng làm việc của bạn lên đáng kể.

Huyền Long

 

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật