Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Khám Phá Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Thiểu Số Tây Nguyên

Facebook
Twitter
Email

Đối với cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống ở khu vực Tây Nguyên, trang phục truyền thống đóng vai trò như một phương tiện biểu trưng cho nền văn hóa – lịch sử đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sử dụng chất liệu và cảm hứng từ thiên nhiên hùng vĩ, trang phục của đồng bảo bản địa nơi đây luôn được đánh giá cao bởi kiểu dáng độc đáo, tinh xảo và đẹp mắt.

Dân tộc Ê đê

Trong văn hóa của người Ê đê, đàn ông và phụ nữ sẽ có trang phục truyền thống riêng nhằm phù hợp với những hoạt động điển hình trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, hai gam màu chủ đạo được sử dụng xuyên suốt vẫn là đen và chàm, phối cùng linh hoạt cùng sắc đỏ, xanh lá, cam, tím,…

Trang phục truyền thống độc đáo của người dân tộc Ê đê – Ảnh: Internet

 Trang phục của phụ nữ Ê đê tương đối đơn giản, bao gồm áo chui và chân váy dài. Đường nét trang phục tạo cảm giác khỏe khoắn, ôm theo đường cong cơ thể nhưng vẫn giữ được sự thoải mái tự nhiên. Trong khi đó, đàn ông Ê đê thường đóng khố và mặc áo tay dài may từ vải tấm.

Dân tộc Ba Na

In đậm hơi thở đại ngàn qua từng chi tiết, dấu ấn đặc trưng của dân tộc Ba Na đã được thể hiện một cách rõ nét thông qua trang phục thường nhật – với đặc trưng là đường nét khỏe khoắn, dứt khoát nhưng cũng không kém phần uyển chuyển.

Trang phục truyền thống của người Ba Na khỏe khoắn và dễ ứng dụng – Ảnh: Internet

Điểm chung trong trang phục truyền thống của người Ba Na chính là kiểu áo chui đầu, tuy nhiên giữa nam và nữ lại hàm chứa những nét cách điệu khác nhau. Cụ thể, đàn ông Ba Na sẽ đóng khố với một chiếc áo tay cộc có phần cổ  khoét sâu và để hở ngực. Trái lại, trang phục của phụ nữ thường kín đáo hơn, không cắt xẻ và đi kèm với chân váy dài vô cùng duyên dáng.

Dân tộc Gia Rai

Bên cạnh những phong tục, tập quán có lịch sử lâu đời, dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên còn thu hút sự chú ý bởi thiết kế trang phục độc đáo và kỹ thuật trang trí hoa văn tinh xảo, cầu kỳ.

Trong đời sống hàng ngày, đàn ông thường ưu tiên sử dụng kiểu khố ngắn, thường làm từ vải trắng và có thêm một vài đường kẻ sọc màu đen. Vào những ngày có lễ hội thì Toai Kteh – loại khố làm từ vải chàm và có in hoa văn truyền thống mới được đem ra sử dụng. Ngày nay, nam giới trong cộng đồng được chia theo hai xu hướng: cởi trần hoặc mặc thêm áo ngoài.

Dân tộc Gia Rai nổi tiếng với trang phục truyền thống tinh xảo – Ảnh: Internet

Nhìn chung, trang phục của phụ nữ Gia Rai tương đối đơn giản, với đặc trưng là kiểu áo cổ thuyền, số ít có cổ chữ V, kèm theo đó là những hoa văn cầu kỳ trên nền vải chàm dày dặn. Phổ biến nhất là họa tiết kẻ sọc đỏ, trắng, vàng hoặc xanh, đỏ, vàng.

Gắn liền với đời sống tinh thần mang nhiều giá trị, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên xứng đáng được xem là một nét đẹp cần được giữ gìn. Hi vọng rằng trong thời gian tới, các hoạt động bảo tồn sẽ tiếp tục được thực hiện, góp phần quảng bá cho sự đa dạng văn hóa của cộng đồng bản địa nói chung.

Huyền Long.

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ