Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Lịch Sử Và Quá Trình Cải Biến Trang Phục Cưới Của Người Việt Nam

Facebook
Twitter
Email

Được xem là sự kiện trọng đại nhất của đời người, lễ cưới nói chung luôn gắn liền với một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu sự gắn kết bền chặt của đôi lứa bằng những nghi thức bài bản, thiêng liêng. Theo dòng lịch sử, trang phục cưới của người Việt cũng lần lượt chứng kiến muôn vàn thay đổi, ngày càng trở nên tinh tế và sắc sảo hơn.

Trang phục cưới thời Vua Hùng

Theo các nghiên cứu lịch sử, trang phục cưới đầu tiên của người Việt xuất hiện dưới thời đại của Vua Hùng, trong đó nam giới đóng khố còn phụ nữ mặc yếm có thêu những họa tiết sinh động như hoa cỏ, chim muông,… Điều này đã được lưu lại thông qua những hình ảnh điêu khắc trên các hiện vật cổ như trống đồng Đông Sơn, chuôi dao găm,…

Trang phục cưới thời phong kiến

Dưới ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa, trang phục cưới của người Việt đã trải qua một bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ, từ yếm thêu giản dị sang cổ phục lộng lẫy, cầu kỳ. Đáng chú ý hơn cả là lễ phục dành cho tầng lớp quý tộc và vua chúa. Tất cả đều gắn liền với hình ảnh chim phượng hoàng quyền quý, bao gồm mũ ngũ phượng hoàng, áo bào thêu hoa và giày đỏ được chế tác thủ công hoàn toàn.

Ảnh: Internet

Trang phục cưới trong những năm từ 1920 – 2930

Trong những năm đầu thập niên 1920, lễ phục cưới của những cô dâu ở vùng thành thị miền Bắc thường là áo cài vạt, trong có áo màu xanh hoặc hồng, bên ngoài khoác thêm áo the thâm và mặc kèm quần lĩnh. Trong đám cưới, người con gái sẽ đi giày thêu hạt cườm, quần khăn và diện một vài món trang sức khác. Bên phía nhà trai, trang phục dành cho chú rể cũng tương tối đơn giản, bao gồm: áo dài trắng trơn, áo sa tanh hoặc the thâm, đầu quấn khăn và đi giày Gia Định.

Về sau, áo the thâm bắt đầu được lược bỏ và thay thế dần bằng sự xuất hiện của chiếc áo thụng màu cam hoặc đỏ, đính kèm thêm họa tiết rồng phượng vô cùng tinh xảo. Cô dâu lúc này sẽ mặc quần trắng, chân đi hài và đầu quấn khăn Hoàng Hậu.

Trang phục cưới từ năm 1954

Quá trình du nhập của nền văn hóa phương Tây vào Việt Nam đã tạo nên hàng loạt những thay đổi trên mọi mặt đời sống. Và trang phục cưới hỏi cũng không phải là ngoại lệ.

Ảnh: Internet

Dưới thời kỳ Pháp thuộc, trang phục cưới truyền thống của người Việt Nam bắt đầu được ‘tối giản hóa’ để phù hợp với bối cảnh thời đại. Cụ thể, cô dâu sẽ mặc một bộ áo dài trắng (hoặc có gam màu nhạt) cùng với giày có gót, trong khi chú rể thường ‘đóng bộ’ bằng áo comple, quần tây và thắt nơ hoặc cà vạt. Đây cũng chính là thời điểm mà hoa cưới cầm tay bắt đầu được sử dụng và phổ biến cho đến ngày nay.

Trang phục cưới từ năm 1975

Song song với sự nghiệp thống nhất đất nước trên khắp cả nước, công cuộc cải cách và mở cửa đã dẫn đến làn sóng ‘thời trang hóa’ mạnh mẽ, với minh chứng là sự thay đổi rõ rệt trong phong cách lựa chọn trang phục cưới của mọi tầng lớp nhân dân.

Ảnh: Internet

Trong ngày trọng đại, cô dâu Việt Nam thường mặc váy cưới liền thân màu trắng hoặc vàng, có nhấn nhá ở ngực, eo và tay để tôn lên vóc dáng. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những món trang sức tinh xảo, hoa cưới, giày cao gót trắng và găng tay làm từ vải voan. Trái lại, trang phục dành cho chú rể tuy không có nhiều thay đổi về kiểu cách song đã được cách tân đáng kể, chủ yếu là comple màu be trơn hoặc caro, cà vạt và giày da mũi nhọn.

Trang phục cưới từ năm 1980 đến nay

Sau một quá trình Tây hóa đáng kể, trang phục cưới từ năm 1980 đến nay lại có xu hướng quay trở về với những dấu ấn văn hóa cổ truyền, với sự hiện diện ấn tượng của chiếc áo dài cưới đã được biến tấu và tinh chỉnh cho phù hợp.

Ảnh: Internet

Đầu tiên là sự xuất hiện của chiếc áo dài đỏ với phần tay áo thụng, thường được gọi là áo dài Hoàng Hậu. Kiểu áo này có đặc trưng là cổ áo đứng và đường nét ôm sát cơ thể nhưng vẫn giữ được sự thoải mái nhất định. Lựa chọn thứ hai cho cô dâu hiện đại là  những chiếc áo dài thường mang gam màu tươi tắn, ví dụ như trắng, hồng hoặc đỏ.

Bất chấp những thay đổi không ngừng của thời đại, thật may mắn vì cho đến nay, trang phục cưới của người Việt Nam vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có, qua đó thể hiện niềm tự hào dân tộc cùng khao khát về một cuộc sống lứa đôi viên mãn, ngọt ngào. Không chỉ gắn liền với khoảnh khắc kết duyên đầy ý nghĩa, sự tồn tại và phát triển của lễ phục cưới nói chung còn đóng vai trò như một dấu ấn văn hóa nổi bật, cho thấy khả năng sáng tạo ấn tượng của người Việt ta.

Huyền Long

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ