LUÔN CHO MÌNH ĐÚNG CÓ THỂ MANG ĐẾN NHỮNG SAI LẦM TAI HẠI

Facebook
Twitter
Email

Trong bản thân của mỗi người chúng ta, cái tôi tồn tại như một lẽ đương nhiên. Nó chính là tính cách và bản chất thật của từng cá nhân đơn lẻ. Có như vậy chúng ta mới trở nên những cá thể khác biệt trong một quần thể xã hội rộng lớn. Làm phong phú tích cách của con người và  giúp xã hội phát triển.

Ảnh sưu tầm

Tuy nhiên, việc mang vác cái tôi quá lớn của bản thân có khi sẽ khiến chúng ta gặp những phiền phức trong cuộc sống, cũng như trong công việc. Dưới đây là một số sai làm điển hình:

LUÔN CHO MÌNH LÀ ĐÚNG

Cái tôi quá lớn có thể khiến mọi người không chấp nhận những sai lầm của bản thân. Dẫn đến việc thiếu sự lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này sẽ khiến cuộc sống họ trở lên khó khăn hơn rất nhiều, khi bản thân không có được một tư duy mở để có thể lắng nghe một cách tích cực những góp ý từ người khác. Dần dần, nó sẽ khiến tất cả các mối quan hệ dần rời xa.

Ảnh sưu tầm

 

CHẲNG BAO GIỜ BIẾT NHƯỜNG NHỊN

Với những người không chịu cúi đầu thì việc chấp nhận mình thua kém người khác cũng là việc vô cùng khó khăn. Sự kiêu hãnh trong bản tính của họ sẽ dẫn đến những xung đột khi người xung quanh giỏi hơn mình. Để bảo vệ quan điểm cá nhân, họ thậm chí cố tình xem thường quan điểm của người khác. Đôi khi, họ cho rằng “nhường nhịn” đồng nghĩa với “thua thiệt” nên luôn luôn cố gắng bảo vệ những quyền lợi dù là nhỏ nhất của bản thân. Tuy nhiên, nếu không nhìn nhận được điều này, họ có thể còn đánh mất đi nhiều thứ hơn họ nghĩ. Người biết khiêm nhường không bao giờ cảm thấy mất mặt hay dại dột. Bản chất đằng sau hành động này chính là chìa khóa cho những thành công, vì nó góp phần tạo nên sự hòa hợp trước mọi vấn đề của cuộc sống.

Ảnh sưu tầm

DỄ DÀNG MẤT ĐI SỰ BÌNH TĨNH

Có cái tôi quá lớn cũng là nguyên nhân của những sự ganh tỵ và đố kỵ. Họ quá tự tin nên cũng dễ tự ái, dễ nóng giận khi người khác nhắc đến những khuyết điểm của họ. Cho dù đóng góp với ý tích cực cũng trở nên “chói tai” đối với tuýp người này. Điều này chính là rào cản lớn nhất đối với sự thành công khi họ đánh giá cao khả năng của bản thân và nghĩ rằng như vậy là đủ. Họ không có đủ kiên nhẫn để chú ý đến từng lời nói, suy nghĩ , hành động của mình và người khác trong tất cả các vấn đề. Mọi thứ của họ đều được bộc lộ một cách rất là bản năng.

LUÔN SO SÁNH BẢN THÂN VỚI NGƯỜI KHÁC

Bất kỳ mọi so sánh đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Ở những người lạc quan và mong muốn phát triển, họ so sánh để nhìn nhận những sai sót của bản thân trước hết. Nhưng ở những người có cái tôi quá lớn, sự so sánh thường khiến họ bỏ qua khuyết điểm của mình và chỉ tập trung vào thiếu sót của người khác. Những người như vậy cũng rất khó có thể tiến xa trong cuộc sống, vì họ chỉ nhìn nhận được giá trị của bản thân, và không thấy được những giá trị của người xung quanh mình.

Ảnh sưu tầm

Tóm lại, bản chất của việc duy trì cái tôi không xấu. Tuy nhiên, người khôn ngoan là người biết điều tiết cảm xúc trong mọi hoàn cảnh. Nên nhớ rằng, việc hạ thấp cái tôi không đồng nghĩa với việc ta hy sinh toàn bộ lợi ích bản thân mà sẽ là đặt những lợi ích của bản thân cùng với lợi ích của mọi người. Trên con đường tìm kiếm thành công, người nào chịu cúi đầu để lắng nghe và đón nhận những góp ý từ người khác sẽ luôn là người hoàn thiện nhất trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Tấn Sang

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ