Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Lý Giải Nguyên Nhân Khiến Con Người ‘Ưa’ Than Phiền Dù Mọi Chuyện Vẫn Ổn

Facebook
Twitter
Email
Than vãn là một thói quen phổ biến, thường xảy ra khi việc gì đó không xảy ra hoặc không thu được kết quả đúng như mong đợi. Thế nhưng, ít khi chúng ta để ý rằng bản thân vẫn vô thức lặp lại khuôn mẫu hành vì này cho dù mọi chuyện vẫn ổn. Dưới đây là những lý giải về nguyên nhân khiến con người ưa ‘than thân trách phận’ ngay cả khi chẳng có gì đáng kể xảy ra.
Than phiền để được đồng cảm và hòa nhập

Theo một số nghiên cứu về tâm lý học, động thái kêu ca, phàn nàn sẽ giúp mọi người tìm thấy điểm chung, từ đó hình thành nên các liên kết trong một chừng mực nhất định. Nói cách khác, việc ‘kể khổ’ chính là nền tảng để thiết lập mối quan hệ giữa người với người, cho họ cảm giác đồng cảm và được hòa nhập vào tập thể.

Thói quen than vãn thường ẩn chứa những thông điệp thầm kín

Tưởng chừng ‘vô thưởng vô phạt’ song trên thực tế, hành động này lại ẩn chứa những thông điệp thầm kín về:

– Mong muốn được làm quen, bắt chuyện với ai đó

– Thăm dò đối phương (sở thích, suy nghĩ, quan điểm, định hướng,…)

– Khao khát thuộc về đám đông và không bị lạc loài (than vãn về một vấn đề mà nhiều người gặp phải như sự nghiệp, công việc, cơm áo gạo tiền, tình yêu, gia đình,…)

Tất nhiên, ta luôn phải loại trừ ra những trường hợp ‘bất mãn với thế giới’, bởi đơn giản là họ đang nhìn đời từ một góc nhìn tiêu cực nên sẽ cảm thấy không có gì như ý.

Than phiền để gia tăng lòng tự trọng và sự tự tin

Trong một số trường hợp, lời than phiền lại được sử dụng như một công cụ hữu ích giúp gia tăng lòng tự trọng cũng như khích lệ, khơi dậy sự tự tin vốn có ở mỗi người. Theo đó, đối tượng bị phê phán, chê bai thường là những người/vật có địa vị hoặc vị thế thấp hơn (dựa theo đánh giá chủ quan). Việc đưa ra được quan điểm và nhận định sẽ khiến cho chúng ta có cảm giác mình vượt trội hơn, do đó mới có thể nhận ra và phân tích được những vấn đề mà đối phương đang gặp phải.

Lời than phiền được dùng như một công cụ hữu ích giúp gia tăng lòng tự trọng

Than phiền để ‘khoe khéo’ thành tích

Than phiền nhằm ‘khoe’ thành tích cũng là một nguyên do mà ít người để ý đến. Ví dụ như khi được hỏi về một vấn đề nào đó, ta sẽ tự nhiên ‘tuôn ra’ những lời kể lể về các trở ngại, khó khăn mà bản thân gặp phải. Điều này vừa giúp giải tỏa áp lực tâm lý, vừa khéo léo thể hiện sự nỗ lực và niềm tự hào khi đã cố hết sức để hoàn thành mục tiêu.

Nhiều người sử dụng sự than vãn nhằm ‘khoe khéo’ thành tích

Lạm dụng lời than phiền có thể khiến cho sức hút cá nhân sụt giảm rõ rệt. Mặt khác, hành vi nói trên còn làm người xung quanh cảm thấy mệt mỏi, gánh nặng vì phải tiếp nhận quá nhiều năng lượng tiêu cực thông qua quá trình giao tiếp. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát thói quen than vãn ở mức độ vừa phải, đừng để nó xuất hiện khắp mọi lúc, mọi nơi hay trở thành rào cản trong các mối quan hệ.

Lý Giải Nguyên Nhân Khiến Con Người ‘Ưa’ Than Phiền Dù Mọi Chuyện Vẫn Ổn

Huyền Long

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ