Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Tăng cường hệ miễn dịch với chanh

Facebook
Twitter
Email

Sức đề kháng chính là chìa khóa trong việc bảo vệ sức khỏe, tạo nên một “bức tường thành” vững chắc, chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn… Khi sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng sẽ suy giảm. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như gia tăng sự xâm nhập của vô số các loại bệnh tật. Do đó, cơ thể của mỗi người cần phải dược tăng cường hấp thu một số loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, củng cố “hàng rào” bảo vệ sức khóe vững chắc với khả năng miễn dịch cao đủ để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm.
Để chủ động trong việc tạo ra sức đề kháng, thì việc bổ sung VitaminC là mối quan tâm hàng đầu và cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Do cơ thể không thể tự sản xuất và lưu trữ, nên chúng ta cần có sự dung nạp một lượng VitaminC vừa đủ cho mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh. VitaminC có thề được tìm thấy ở một số loại trái cây và rau củ quả, trong đó Chanh có lẽ là phổ biến nhất. Với nguồn VitaminC mạnh mẽ cùng một số dưỡng chất quan trọng thì việc bổ sung Chanh hàng ngày có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh được coi là “tấm chắn thép” ngăn ngừa và bảo vệ con người khỏi những tác nhân gây hại cả từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài.
Miễn dịch (hay còn gọi là “miễn nhiễm”) được xem là trạng thái đặc biệt của một cơ thể không mắc phải những tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như vi trùng hay vi sinh vật có hại trong cuộc sống hằng ngày. Nói một cách dễ hiểu hơn, miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, giúp nhận ra và loại bỏ các vật lạ (trong miễn dịch học gọi là kháng nguyên). Khi hoạt động tốt, chúng sẽ tạo thành một hệ thống miễn dịch, một tổ chức gồm các tế bào và phân tử được biệt hóa để chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn, virus và một số ký sinh vật, giúp duy trì sự cân bằng của môi trường bên trong cơ thể.

Sự phát triển của miễn dịch học khiến nó phải chia ra nhiều phân môn. Để phân loại về mặt sinh học, ta có miễn dịch tự nhiênmiễn dịch thu được. Cả hai loại miễn dịch này hoạt động theo những cơ chế riêng, tuy nhiên, chúng có điểm chung là đều tiết ra những kháng thể sẵn sàng chống lại những tác nhân gây bệnh, từ đó ngăn chặn chúng gây hại cho cơ thể. Về phương thức loại trừ kháng nguyên nói chung, ta có miễn dịch dịch thể (do các phân tử hòa tan trong dịch thể thực hiện) và miễn dịch tế bào (do các tế bào trực tiếp thực hiện). Ngoài ra còn cách phân loại khác, miễn dịch sinh lý (với vai trò bảo vệ cơ thể) và miễn dịch bệnh lý (nếu hoạt động của hệ miễn dịch đưa lại bệnh tật); hoặc miễn dịch học cơ bản và miễn dịch học ứng dụng…Khi xuất hiện yếu tố xâm hại, cơ thể sẽ tự đề kháng thông qua hàng rào phòng ngự của hệ thống miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được. Hai hệ miễn dịch này không hoạt động độc lập mà luôn phối hợp chặt chẽ với nhau
.
Chức năng của hệ thống miễn dịch được dựa trên một mạng lưới thông tin phức tạp và năng động. Có thể nói hệ miễn dịch cũng là lực lượng “an ninh” trong cơ thể, nó theo dõi tất cả các bất thường được tìm thấy và phản ứng kịp thời với những bất thường này. Khi các tế bào miễn dịch tiếp xúc với những vật lạ từ bên ngoài, chúng sẽ đưa ra một “báo động” để chọn ra kháng thể phù hợp nhằm tấn công, chống lại tác nhân gây bệnh. Đồng thời huy động các tế bào khác đến vị trí cần được bảo vệ. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên (vi khuẩn, virus và các mầm bệnh) khác nhau, kích thích đáp ứng miễn dịch trong cơ thể, phối hợp phản ứng cùng nhau sản xuất ra kháng thể để loại bỏ những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Vai trò của một hệ miễn dịch khỏe mạnh là thực hiện các phản ứng nhanh và chuyên biệt nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh, tăng sức đề kháng đối với những đợt cảm cúm thông thường cho đến một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư.

Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, nhưng chúng sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Đối với trẻ em, luôn tồn tại một hệ thống miễn dịch bẩm sinh (hay còn gọi là miễn dịch tự nhiên), cơ chế này mang vai trò bảo vệ cơ thể ngay lập tức khi vừa mới sinh ra, gặp phải những bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, sinh ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát, đây cũng chính là cơ chế mà vắc xin hoạt động.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.

Do đó, cơ thể chúng ta cần tăng cường khả năng phòng vệ, gia tăng hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng những hoạt động thể dục thể thao đều đặn cũng như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết hàng ngày. Trong đó, cải thiện sức khỏe từ Chanh là cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Được biết đến với tên khoa học là Citrus limon, quả chanh là một trong những loại quả có múi phổ biến nhất thế giới. Loại quả này có kích thước tuy nhỏ, nhưng chứa nguồn giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đây là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào vitaminC và chất xơ, chứa nhiều hợp chất thực vật, khoáng chất và tinh dầu. Một quả chanh trung bình chiếm khoảng 20 calo với hàm lượng chất béo và protein không nhiều, chúng chứa chủ yếu là carbohydrate (10%) và nước (88-89%). Carbohydrate trong chanh bao gồm là các loại chất xơ và đường đơn như glucose, fructose và sucrose. Chất xơ pectin hòa tan trong chanh, giúp giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa cộng thêm thành phần Kali được bổ sung có thể làm giảm huyết áp và có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch. Một thành phần dinh dưỡng quan trọng không kém nữa phải kể đến đó là VitaminB6, là nhóm các vitamin có liên quan tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo năng lượng.

Về hàm lượng VinataminC trong chanh cũng giúp ích không nhỏ đến việc tạo đề kháng và bảo vệ sức khỏe. Một quả chanh cung cấp khoảng 31mg VitaminC, chiếm 51% lượng VitaminC khuyến cáo hàng ngày dành cho mỗi người (RDI). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ăn nhiều trái cây và rau quả giàu VitaminC giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy các hợp chất thực vật hesperidin và diosmin có thể có những tác động có lợi đối với một số yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, sự hấp thu các chất xơ cô lập từ trái cây có múi đã cho thấy giảm mức cholesterol trong máu và các loại tinh dầu trong chanh có thể bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi bị oxy hóa.

Axit citric trong chanh còn giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận bằng cách làm tăng khối lượng nước tiểu và tăng độ PH trong nước tiểu, tạo ra môi trường ít thuận lợi hơn cho việc hình thành sỏi thận. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước chanh vắt và nước chanh đường có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sỏi thận, nhưng các nghiên cứu khác lại không tìm thấy ảnh hưởng nào. Do đó, các nghiên cứu cần được tiếp tục tiến hành sâu hơn để xem xét về vấn đề này.

Cơ thể mỗi người, thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh. Chanh có chứa một lượng nhỏ chất sắt, nhưng chúng là nguồn VitaminC và axit citric tuyệt vời có thể làm tăng hấp thu sắt từ các thực phẩm khác nên giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Một số nghiên cứu cho thấy, nhiều hợp chất từ chanh có thể giúp làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú. Điều này chủ yếu là do các hợp chất thực vật như hesperidin và d-limonene. Chanh là một sản phẩm làm sạch hiệu quả vì chúng có khả năng phân hủy chất béo, cũng như có mùi thơm tươi mát.

Nhờ những giá trị dinh dưỡng có sẵn, chứa đựng nhiều hợp chất thực vật có lợi khác nhau nên trên thực tế, quả chanh có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe rất đáng kể. Với hàm lượng dồi dào VitaminC, nên việc sử dụng chanh mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công từ các virus hay vi khuẩn. Giúp hỗ trợ sản xuất protein quan trọng của hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, nó còn là chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào miễn dịch chống tác hại của các gốc tự do trong quá trình gây bệnh, làm mạnh hệ thống miễn dịch, từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong chanh còn giúp duy trì độ ẩm và tính đàn hồi cho làn da, ngăn ngừa nếp nhăn và có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chống lão hóa đối với phụ nữ.

Dược Sỹ Tung Le

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Tôn Sư Trọng Đạo (Phần 01)