Trong suốt quá trình trưởng thành, tư duy được xem là yếu tố quan trọng có khả năng chi phối đáng kể đến cuộc sống. Tuy nhiên, tư duy vốn không tồn tại ở một dạng cố định mà ngược lại, nó luôn có thể thay đổi cũng như phát triển để đạt đến trạng thái hoàn thiện hơn. Dưới đây là bộ 4 thói quen cần thiết giúp bạn bồi đắp tư duy bền vững, qua đó nâng cao năng lực lên đáng kể.
Thói quen số 1: Tự nhận thức và đánh giá năng lực một cách trung thực
Hiểu đơn giản, tự nhận thức và đánh giá trung thực đồng nghĩa với việc bạn phải đón nhận cả những mặt tốt lẫn chưa tốt ở bản thân, sau đó cố gắng học hỏi từ chúng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì chúng ta lại rất dễ mắc vào một cái bẫy nhận thức vô cùng nguy hiểm. Đó là khi ta chỉ dừng lại ở việc thừa nhận và đánh giá năng lực của bản thân, sau đó dùng nó để tạo vỏ bọc an ủi chính mình.
Thói quen tự đánh giá năng lực giúp bạn có được góc nhìn khách quan nhất
Để vượt qua được trở ngại này, bạn chỉ cần tự đặt ra cho mình một số câu hỏi mang tính gợi mở. Ví dụ như ‘Mình giỏi tư duy nhưng lại sắp xếp trình tự làm việc chưa tốt. Rồi sao nữa? Mình phải làm gì để phát triển hơn?’. Điều này sẽ giúp bạn vừa có được đôi chút sự an ủi, vừa tìm ra những cách tiếp cận mới mẻ hơn.
Thói quen số 2: Bình thường hóa việc cảm thấy ‘chán’
Tất cả chúng ta ít nhiều đều đã từng trải qua cảm giác chán chường, không có động lực. Tuy nhiên, thay vì trầm trọng hóa trạng thái này, bạn cần học cách bình thường hóa nó. Điều này rất khác với việc phớt lờ và bỏ qua cảm xúc. Đừng quên rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn ngập màu sắc. Hơn thế nữa, việc cảm thấy chán thường chỉ là cảm xúc nhất thời. Và điều duy nhất bạn cần làm chính là học cách quản lý và đối mặt trực diện với nó.
Bình thường hóa việc cảm thấy chán chường và không có động lực
Mỗi khi cảm thấy chán chường hay ‘down mood’, bạn hãy cho mình một chút thời gian để bình tĩnh lại. Sau đó là vài phút tự nhắc nhở bản thân về lý do bạn bắt đầu hành trình này, bạn muốn theo đuổi điều gì, trở thành ai hay đạt được những gì trong cuộc sống.
Thói quen số 3: Tiếp xúc với những người ‘cùng tần số’
Có thể nói, những người bạn tiếp xúc, làm việc chung hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển bản thân mà bạn đang hướng tới. Thông thường, những người này sẽ được chia thành hai nhóm riêng biệt: nhóm 1 bao gồm những ‘người ủng hộ’, luôn đồng hành với bạn cả lúc thành công lẫn khi thất bại; trong khi nhóm 2 bao gồm những ‘người chúc mừng’ chỉ xuất hiện khi bạn ở đỉnh cao.
Dành sự ưu tiên cho các mối quan hệ cùng tần số
Khi nhận diện được những người có cùng tần số, bạn sẽ được tự do phát triển trong mối môi trường tương quan bao gồm các mối quan hệ lành mạnh. Ở đó, bạn sẽ được công nhận, động viên, góp ý bằng sự chân thành thay vì bị khích bác hay chỉ trích tiêu cực.
Thói quen số 4: Chủ động xóa mờ cái tôi và bứt phá khỏi vùng an toàn
Bứt phá khỏi vùng an toàn là một lời khuyên được sử dụng rất phổ biến, nhất là đối với những người đang trong nỗ lực hoàn thiện và phát triển bản thân. Để thiết lập nên thói quen này, bạn hãy tự đặt ra cho mình một số câu hỏi đơn giản, giúp xác định chiều sâu của các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Ví dụ như: Bạn đang giỏi lĩnh vực nào? Bạn có muốn nâng cấp bản thân bằng cách học thêm một kỹ năng mới không? Bạn muốn tích lũy thêm kiến thức về lĩnh vực nào?,…
Chủ động bứt phá khỏi vùng an toàn và giữ cho tâm trí luôn rộng mở
Tiếp đến, khi đã đạt được một thành tựu nào đó nhất định, đừng để bản thân rơi vào cái bẫy ‘tự hài lòng’ và bắt đầu dừng lại để thư giãn. Điều này rất dễ khiến bạn ngừng nỗ lực hoặc cảm thấy an toàn trong ‘chiếc kén thông tin’ của riêng mình, đồng thời từ chối tiếp nhận những kiến thức mới. Để tránh khỏi tình trạng này, bạn cần liên tục rèn luyện bộ 3 thói quen nhỏ gồm:
- Giữ cho tâm trí luôn khiêm tốn và rộng mở, sẵn sàng thừa nhận những điều mình chưa biết và học hỏi để bồi dưỡng thêm
- Tránh tham gia vào các cuộc tranh luận đúng – sai nhằm chứng tỏ sự vượt trội của bản thân
- Luôn sẵn lòng công nhận những phẩm chất/ điểm tốt của người khác và học hỏi từ họ
Bồi đắp tư duy là một quá trình nhận thức và rèn luyện liên tục. Điều này đòi hỏi bạn phải giữ vững được quyết tâm ban đầu, cộng với một góc nhìn đúng đắn để điều chỉnh tâm trí mỗi khi cần thiết. Với 4 thói quen hữu ích này, hi vọng rằng bạn sẽ có đủ sức mạnh để tư duy tích cực bên trong không bị mất đi.
Hi vọng bài viết này hữu ích nếu bạn đang trong quá trình bồi đắp tư duy và nâng cao năng lực. Ngoài ra để nhanh chóng cập nhật các thông tin mới nhất, quý bạn đọc có thể kết nối với chúng tôi qua Fanpage: https://www.facebook.com/VNmedia2020 hoặc theo dõi kênh Youtube: https://www.youtube.com/@VNmedia2020 để xem thêm nhiều video của chúng tôi.
Silver (W)