Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

TÌM HIỂU MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SỐ 1 THẾ GIỚI

Facebook
Twitter
Email
Amazon là gì?

Amazon chính là một trong các ông Vua bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới. Ông Vua này tồn tại dưới hình thức một website thương mại điện tử. Số lượng người bán hàng và mua hàng trên website này cực kỳ đông. Không chỉ đa dạng về mặt hàng mà Amazon còn không hề bó hẹp trong phạm vi của một nước hay khu vực, châu lục nào. Nó hoạt động trên phạm vi toàn thế giới.

                                                                          (Hình from Amazon)

Tại sao cần bán hàng trên Amazon 2020

1. Lượng khách hàng khổng lồ: Lợi ích số một của việc bán hàng trên Amazon 2020 là bạn đã có sẵn một lượng lớn khách hàng sẵn sàng mua hàng. Nhìn chung, những khách hàng này có thể đã bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và đã nhận thức được rằng họ muốn một sản phẩm cụ thể. Tiếp cận được lưu lượng truy cập có sẵn này là một lợi ích rất lớn của Amazon, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới hay người bán lẻ đang bắt đầu phát triển số lượng khách hàng và thương hiệu của họ.
2. Nền tảng uy tín số 1 thế giới: Với thương hiệu hình thành và phát triển trong hơn 20 năm qua. Amazone đã tạo được lòng tin với khách hàng của họ. Sở hữu kho hàng rộng khắp thế giới. Họ có thể giao hàng tới bất cứ đâu một cách nhanh chóng
3. Tham gia bán hàng dễ dàng toàn thế giới: Chỉ cần đăng ký tài khoản kèm các thông tin liên quan, bạn đã có thể mở shop và bán hàng chỉ sau 24h vô cùng nhanh chóng. Shop của bạn sẽ tiếp cận hàng trăm triệu khách hàng trên toàn thế giới với Amazon
4. Tiết kiệm nguồn lực: dịch vụ ấn tượng nhất – Fulfilment by Amazon (FBA). Khi bạn bán hàng với Amazon FBA, bạn sẽ lưu trữ sản phẩm của mình trong những kho hàng khổng lồ của Amazon. Sau khi có đơn hàng phát sinh, Amazon sẽ đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm này. Với việc Amazon đảm nhiệm mảng logistic, bạn có thể giải phóng tài nguyên, tiết kiệm thời gian quý báu và tập trung vào các lĩnh vực khác trong chiến lược kinh doanh.

                                                                   (Hình from Amazon)

Nhược điểm khi tham gia kinh doanh trên Amazon

Bạn biết rằng, bạn có khả năng tiếp cận hàng trăm triệu khách hàng chỉ với 1 cú click chuột. Hoàn toàn chính xác, nhưng đây là khách hàng của Amazon. Họ mua hàng của bạn bởi vì họ tin tưởng vào Amazon. Một ngày đẹp trời, bạn làm khách hàng không hài lòng, thị họ có hằng hà sa số những lựa chọn khác.
Amazon sở hữu dữ liệu khách hàng, họ đặt ra luật chơi trên nền tảng. Sẽ có những điều khoản rất khắt khe về vấn đề thương hiệu khi bạn tạo một cửa hàng trực tuyến. Bạn có thể hiển thị hình ảnh sản phẩm, logo/tên doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm. Nhưng một điều chắc chắn là không có cơ hội liên kết đến trang web kênh social khác mà bạn đang sở hữu.

Bởi vì khách hàng trên Amazon không phải là khách hàng chính thức của bạn, bạn sẽ không có cơ hội nghiên cứu dữ liệu của họ như việc thông qua một trang web mà bạn tự xây dựng. Vì vậy, sẽ không có các chiến dịch tiếp thị qua email, giảm giá có mục tiêu và bất kỳ loại trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa nào. Không có quyền truy cập vào hành vi của khách hàng trên Amazon, bạn không có phương tiện để có thể cá nhân hóa trải nghiệm.
Hãy giả sử bạn bán Iphone 13 . Một người mua hàng đến trang chủ Amazon có thể sẽ nhập “Iphone 13” (hoặc tương tự) vào thanh tìm kiếm. Họ có thể lọc theo giá hoặc theo đánh giá trung bình của khách hàng – và họ cũng có thể bị thôi thúc bởi các sản phẩm được tài trợ xuất hiện trên đầu trang.

                                                                   (Hình From Amazon)

Điểm mấu chốt ở đây là khách hàng này không nhất thiết phải quá quan tâm đến việc họ mua sản phẩm của thương hiệu nào, nhưng thay vào đó, bị ảnh hưởng bởi đánh giá sản phẩm, giá cả và mức độ phổ biến của sản phẩm đó trên Amazon. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp của bạn có nguy cơ bị chìm trong hàng ngàn người bán Iphone 13 khác, điều đó không cho phép bạn thiết lập thương hiệu của mình và phát triển cơ sở khách hàng. Doanh nghiệp của bạn phải tuân thủ và làm theo thuật toán mà Amazon đưa ra
Đối với hình thức Amazon FBA?
Với những ưu điểm đã đề cập ở trên, đồng nghĩa với việc bạn phải đánh đổi quyền kiểm soát hàng tồn kho của mình.

Amazon sẽ luân chuyển hàng hóa của bạn qua các kho để dễ dàng trong quá trình phân phối sản phẩm. Thời điểm mà hàng hóa của bạn vận chuyển, bạn sẽ không bán được hoặc phải chờ. Đó là lý do bạn sẽ mất quyền kiểm soát chuỗi logictics của mình.
Vấn đề chi phí được đặt ra, bạn phải cân đối chi phí phải trả cho FBA để còn lại một khoản lợi nhuận mong muốn.
Còn 1 vấn đề nữa cực kỳ quan trọng? Bạn chắc hẳn đã từng nghe “Win product” sản phẩm chiến thắng hay được người mua nhiều nhất trong một khoảng thời gian. Amazon hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để cho ra 1 sản phẩm y hệt. Và dĩ nhiên, sẽ là hiển thị top đầu để đẩy vị trí của bạn xuống.

                                                                    (Hình from Amazon)

Cơ hội và thách thức

Không thể phủ nhận rằng bán hàng trên Amazon là một kênh phân phối đáng giá. Được tiếp cận với kho dữ liệu khách hàng khổng lồ mà họ mất hơn 20 năm để xây dựng. Tạo ra mức doanh số mơ ước, đưa sản phẩm ra ngoài lãnh thổ, tiết kiệm chi phí vận hành, truyền thông.v.v… Nhưng đánh đổi lại bạn sẽ mất một số quyền kiểm soát.
Còn một điều hết sức quan trọng là Amazon luôn bảo vệ khách hàng của họ, do vậy một lỗi nhỏ trên quá trình mua bán sẽ làm doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn mất đi cơ hội phát triển, chẳng hạn như sản phẩm bạn không đúng với những gì đã quảng bá trên dòng sản phẩm của mình để rồi khách hàng trả lại với những dòng comment, nhận xét thì bạn mất đi tất cả. Và tiền thì bạn cũng phải hoàn trả lại cho khách mà không có một lý do nào để phân bua. Đó cũng là thế mạnh mà tại sao Amazon vươn lên hàng đầu trên thế giới khi dịch Corona -19 hoàn hoành đã đẩy giới tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác khi mua hàng qua online.
Đương nhiên tùy thuộc vào quy mô phát triển doanh nghiệp, Amazon hoàn toàn có thể là một kênh phân phối béo bở dễ dàng tiếp cận đối tượng mới và phát triển doanh nghiệp của bạn.

Duc Nguyen

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Tôn Sư Trọng Đạo (Phần 01)