Những trạng thái tâm lý điển hình thường gặp sau khi chia tay

Facebook
Twitter
Email

Phải trải qua mối tình tan vỡ là điều mà không một ai mong muốn trải nghiệm. Bởi lẽ, sự chấm dứt của một mối quan hệ tình cảm thường để lại không ít tổn thương và đau đớn đối với những người trong cuộc. Chính vì vậy, việc nhận thức được mình đang rơi vào trạng thái tâm lý nào sau chia tay sẽ giúp bạn chấp nhận thực tại và vực dậy cuộc sống dễ dàng hơn.

5 trạng thái tâm lý phổ biến nhất nảy sinh hậu chia tay

Theo lý thuyết do nhà tâm lý học nổi tiếng Elisabeth Kubler-Ross đề xuất trong cuốn sách On Death and Dying năm 1969, 5 giai đoạn tâm lý mà hầu hết mọi người đều phải trải qua sau chia tay gồm có: phủ nhận (Denied), giận dữ (Angry), đàm phán (Bargaining), trầm cảm (Depression) và chấp nhận hiện thực (Acceptance). Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua những trạng thái này hoặc theo thứ tự y hệt.


Hầu hết chúng ta đều trải qua 5 trạng thái tâm lý phổ biến hậu chia tay

Những trạng thái tâm lý điển hình thường gặp sau khi chia tay
Phủ nhận (Denied)

Được xem là cơ chế phản ứng đầu tiên mà tâm trí đưa ra để bảo vệ bản thân khỏi những đau đớn đột ngột về tinh thần, nhất là khi cuộc chia tay xảy ra bất ngờ mà không có dấu hiệu nào báo trước. Lúc này, bạn có thể cùng lúc nếm trải nhiều cảm giác: từ ngột ngạt, trống rỗng đến thất vọng, nặng nề,… Những câu hỏi xoay quanh mối quan hệ sẽ lấp đầy mọi suy nghĩ, đồng thời dẫn đến một số phản ứng mang tính bốc đồng như khủng bộ cuộc gọi, tin nhắn đối phương. Nhìn chung, nhiều khả năng bạn sẽ cố gắng phủ nhận thực tại và một mực tin là người đó nhất định sẽ quay trở lại với mình.


Phủ định là phản chế thường gặp nhất khi ai đó vừa mới chia tay

Giận dữ (Angry)

Thật khó để chấp nhận được việc một người từng rất yêu mình lại có thể nói về chuyện kết thúc mối quan hệ. Thế nhưng, trong hầu hết các trường hợp, trạng thái phủ nhận qua đi sẽ giúp bạn nhìn nhận thực tế rõ ràng hơn. Nỗi đau quá lớn khiến cơ thể không ngừng tiết ra các loại hormone tiêu cực, điển hình là Adrenalin và cortisol. Sự xuất hiện của chúng làm bạn cảm thấy giận dữ với tất cả – bao gồm đối phương, chính mình lẫn những người có liên quan. Thậm chí, tâm lý nạn nhân có thể được kích hoạt mạnh mẽ, dần đến sự bùng nổ của những lời mắng mỏ, mạt sát lẫn nhau.


Sự kết thúc của mối quan hệ khiến bạn cảm thấy giận dữ

Thỏa hiệp (Bargaining)

Song song với nỗ lực phủ nhận thực tế, bạn cũng bắt đầu nhận thức được chiếc hố sâu trong tinh thần mà cuộc chia tay lần này để lại. Để không phải đối diện với tình huống này, rất nhiều người đã lựa chọn việc cố gắng níu kéo đối phương tiếp tục mối quan hệ với mình. Động thái này có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, từ khóc lóc năn nỉ và đưa cam kết đến đe dọa, ép buộc,…


Nhiều người thường chọn cách thỏa hiệp và níu kéo đối phương để không bị bỏ rơi

Trầm cảm (Depression)

Đây là lúc mà cả cơ thể lần tâm trí bạn đều bị nhấn chìm bởi cảm giác tuyệt vọng đến cùng cực. Trong đó, mỗi người sẽ có một cách phản ứng khác nhau: người muốn chết, người khóc lóc đau buồn, người suy sụp và mất hết niềm tin vào cuộc sống,… Cuộc sống như bị bao phủ bởi một tấm màn đen tối, khiến bạn không thể cảm nhận bất cứ điều gì khác ngoài cảm giác tiêu cực, chán chường.


Trầm cảm sau chia tay là trạng thái tâm lý cực kỳ phổ biến

Chấp nhận thực tế (Acceptance)

Chấp nhận không đồng nghĩa với lãng quên. Thay vào đó, bạn đã dần dần học được cách nhìn vào thực tế đang xảy ra và hướng đến việc buông bỏ đối phương. Bạn hầu như không còn bất cứ kỳ vọng nào về việc cả hai sẽ quay trở lại bên nhau. Tất cả những gì bạn có thể làm cho mình lúc này chính là đối diện với quá khứ, cố gắng rút ra bài học rồi tiếp tục bước đi.

Để nhanh chóng cập nhật những bài viết mới nhất, quý bạn đọc có thể kết nối với chúng tôi qua Fanpage:https://www.facebook.com/VNmedia2020 hoặc theo dõi kênh
Youtube: https://www.youtube.com/@VNmedia2020 để xem thêm nhiều video của chúng tôi nhé.

Silver (W)

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm