Về những phụ nữ đầy tài ba và tiền bạc trong thế giới thường thuộc về đàn ông

Facebook
Twitter
Email

Ngày mà ông về hưu, Tổng Thống Mỹ, Gerald Ford không bao giờ nhận được 100,000 đô la cho một bài nói chuyện hay hàng triệu đô la cho hồi ký viết ra. Ông chỉ tập trung chuyện về hưu vào cái mà ông ưa thích là… đánh golf!
Khi nói đến tiền bạc trong chính trị ở Mỹ, người ta liên tưởng ngay đến những món tiền donation hậu hỉnh trong các chiến dịch quyên tiền rầm rộ, nhưng ít người để ý đến một cuộc cách mạng nho nhỏ đang diễn ra, đó là cuộc thương mại hóa các cá nhân chính trị, mà nổi bật nhất là vai trò của giới truyền thông media.
Cách đây một thập niên, dù vậy, tiền bạc như nước vẫn là trong thế giới bí mật của các chuyên gia lobbyist phiá sau hậu trường, các luật sư và cố vấn. Nhưng thời đại thông tin bùng nổ với Internet, năm 2010 các siêu sao không phải là các nhân vật chính trị, mà là các “đại gia làm trong nghề truyền thông” rất có uy tín ở Mỹ.
Tuần báo Newsweek thượng tuần tháng 11/2011 có đưa ra danh sách 50 gương mặt “nặng ký nhất” về chính trị (TT Obama xếp hạng 20 trong danh sách này, do tính theo… thu nhập/năm), có ảnh hưởng lớn đến các chiều hướng chính trị ở Hoa Kỳ.
Cần nói rõ đây là những “merchants of ideas” (những kẻ bán ảnh hưởng), chứ không phải là những “conduits for information” (kẻ đưa tin), tức là họ có đưa ra ý kiến trên các phương tiện truyền thông và gây ảnh hưởng qua việc tổ chức các “talk show” trên TV, Radio, viết sách, làm báo, nói chuyện, cố vấn… Xếp đầu là ông Rush Limbaugh với mức lương/năm là 58.7 triệu đô la, kế đến là Glenn Beck với 33 triệu đô la, Sean Hannity với 22 triệu…

Bill O’Reilly với 20 triệu và Jon Stewart với 15 triệu. Các cựu Tổng Thống như Bill Clinton cũng “vớ” được 7.7 triệu, xếp thứ 8, Goerge W. Bush với 4.2 triệu, hạng 18 còn “hai ông già gân” Jimmy Carter và Bush cha không được xếp hạng vì… chỉ kiếm có 400,000 đô la và 199,700 đô la!

Nhưng các đấng mày râu đó không đáng để ý bằng các bậc quần thoa đang đứng trên cùng chiến tuyến. Trong dánh sách 50 vị, họ chỉ là thiểu số, nhưng rất đáng nể, vì chính trị không phải là mặt mạnh của phái yếu, huống chi đây là lãnh địa của những kẻ “gây ảnh hưởng chính trị”, thế mới đáng gờm!

Đầu tiên là bà Sarah Palin, xếp hạng 6 với 14 triệu đô la kiếm được trong năm, “đè bẹp” tới 44 ông, một thành tích xuất sắc. Đa số tiền kiếm được là nhuận bút từ hai quyển sách “Going Rogue” và “America by Heart” của bà.

(Bà Sarah Palin, hình from Hotactrees)
(Bà Sarah Palin, hình from Hotactrees)

Ngoài ra bà còn nhận lời với Fox News, xuất hiện trong show “Sarah Palin’s Alaska”, với mức thù lao bạc triệu. Trong năm 2010, bà ít đi nói chuyện, nếu so với năm 2009, nhưng chắn chắn mỗi lần nói chuyện, tiền thù lao không dưới 100,000 đô la!

Kế đến là Laura Ingraham, xếp hạng 11 với 7 triệu đô la, vốn là người viết diễn văn cho cựu Tổng Thống R. Reagan. Chương trình Laura Ingraham phát thanh mỗi ngày 3 giờ chuyển đến 300 đài và XM Radio với hơn 5 triệu thính giả. Xuất hiện trên Fox News và là khách mời của The O’Reilly Factor, mỗi lần bà được mời là phải trả cho bà 20,000 đô la.

(Bà Laura Ingraham – Hình from Celebsiren)
(Bà Laura Ingraham – Hình from Celebsiren)

Arianna Huffington xếp hạng 15 với gần 5 triệu đô la, nhà bình luận bảo thủ đã trở nên danh tiếng khi lập trang Web và đứng làm chủ biên tên Huffington Post Web site. Đa số tiền kiếm được là do những lần nói chuyện, mỗi năm nói hơn… 100 lần, mỗi lần giá ít nhất cũng phải 35,000 đô la. Bà còn là “tác giả bạc triệu” của quyển sách “Third World America”

Cựu Ngoại Trưởng Condoleezza “Condi” Rice , cũng kiếm được 1.8 triệu đô la, xếp hạng 36 trong danh sách, đa số nhờ tiền viết sách, tư vấn và đi nói chuyện.

(Cựu Ngoại trưởng Condoleezza "Condi" Rice – Hình Wikipedia)
(Cựu Ngoại trưởng Condoleezza “Condi” Rice – Hình Wikipedia)

Trong suốt thời gian làm Ngoại Trưởng Mỹ, dưới thời Tổng thống Bush con, bà đã làm nên lịch sử trong cuộc đời chính trị của bà. Và bà cũng là phụ nữ người da màu đầu tiên có chức vụ cao nhất nước Mỹ vào thời đó. Người Thầy của bà cũng là người da màu rất nổi tiếng, Colin Powell, cũng là Ngoại Trưởng của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bush Cha.
Đó câu chuyện những phụ nữ trong giới media kiếm thật nhiều tiền. Các phụ nữ được liệt kê sau đây còn hiếm và tài hơn, đơn giản chỉ vì họ là các… nữ Tổng Thống hay Thủ tướng!
Đầu tiên phải nói đến Thủ Tướng Đức – Angela Merkel ban đầu gia nhập đảng đối lập Thức tỉnh Dân chủ non trẻ, nhưng nhanh chóng chuyển sang CDU. Trong cuộc tổng tuyển cử toàn nước Đức đầu tiên vào năm 1990, Merkel đã mang về một ghế tại quốc hội cho CDU, sau đó thăng tiến nhanh chóng trong đảng trung hữu này. Bà trở thành Bộ trưởng Phụ nữ và Trẻ em vào năm 1991.
Ba năm sau, Merkel được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Môi trường, chức vụ mà bà nắm giữ khi hội nghị khí hậu đầu tiên của Liên Hợp Quốc được tổ chức vào năm 1995, đánh dấu sự khởi đầu của những sáng kiến quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải CO2.
Năm 2000, Merkel được bầu làm lãnh đạo đảng CDU và trở thành thủ tướng Đức vào năm 2005.
Và mới đây Bà đã chuyển giao quyền lực vào ngày 06/12/2021 chính thức rời khỏi uy quyền chính trị, Bà để lại trong lòng dân nước Đức và cả thế giới như một vị lãnh đạo tài ba không những lèo lái đưa nước Đức thành công trong 16 năm bà cầm quyền mà còn là một lãnh đạo dẫn dắt toàn Europe trong những giai đoạn khó khăn.

(Angela Merkel phát biểu mừng năm mới trên truyền hình tại thủ đô Berlin hồi tháng 12/2020. Ảnh: AP)
(Angela Merkel phát biểu mừng năm mới trên truyền hình tại thủ đô Berlin hồi tháng 12/2020. Ảnh: AP)

Cách đây không lâu, cả thế giới rộ lên đưa bài, tin, ảnh, bình luận về “Người Đẹp Bông Cúc” Aung Sang Suu Kyi của Miến Điện (Myanmar) được nhà cầm quyền quân sự xứ này trả tự do sau 7 năm bị quản thúc. Nhiều “người đàn ông lẫy lừng”, trong đó có cả TT Obama, đã gọi bà là một nữ anh hùng!
Cái đó thì không có gì là sai, bà Suu Kyi là “bông cúc bề ngoài, thép nguội bên trong” và cả cuộc đời của bà rất đáng kính phục. Cái chua xót là bà có thể mãi mãi là “Nữ Hoàng không ngai”, vì bà không có thực quyền chỉ huy đất nước mà bà yêu thương hết mình. Vì vậy bà giữ Cố Vấn Nhà Nước Myanmar.

Và cuối cùng Bà đã bị bắt giữ vào sáng sớm ngày 1/2/2021 khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự do bà làm cố vấn nhà nước. Và phiên tòa cuối cùng ngày 06/12/2021 chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun cho biết, bà Suu Kyi “bị kết án 2 năm tù theo điều 505 (b) và 2 năm tù theo luật thiên tai”. Ngoài những tội danh đã bị kết án, bà Suu Kyi còn bị cáo buộc nhiều tội danh khác như nhận hối lộ và vi phạm đạo luật bí mật nhà nước. Tuy nhiên, bà luôn bác bỏ tất cả các cáo buộc trên.

(Bà Aung San Suu Kyi khi còn là Cố vấn nhà nước Myanmar. Ảnh: Reuters)
(Bà Aung San Suu Kyi khi còn là Cố vấn nhà nước Myanmar. Ảnh: Reuters)

Tiếp đến, Bà Dilma Roussel (xinh đẹp không kém) là trường hợp khác bà Suu Kyi, vì vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, bà sẽ tuyên thệ làm… Tổng Thống nước Brazil, lần đầu tiên trong lịch sử xứ này. Chợt nhận ra, dường như các “bông hồng có gai” lên ghế quyền lực cao nhất ngày càng đông là chuyện tất yếu. Madame President? Thì có gì là lạ!

(Bà Dilma Roussel Tổng Thống nước Brazil, Hình from Wikipedia)
(Bà Dilma Roussel Tổng Thống nước Brazil, Hình from Wikipedia)

Có lạ đấy, và là “kinh thiên động địa” chứ chẳng phải đùa. Cách đây 61 năm, đâu có xa xôi gì, khi bà Sirimavo Bandaranaike đắc cử lần đầu trở thành Nữ Thủ Tướng của xứ Ceylon (nay là Sri Lanka), bà trở thành Nữ Thủ Tướng đầu tiên của cả thế giới! Tờ báo Evening News ở London lập tức “chế tạo” ra ngay một từ mới, khi họ viết: “Có thể không sai lắm là chúng ta phải gọi bà là một Statewoman”

(Bà Sirimavo Bandaranaike, Thủ tướng Ceylon hình chụp năm 1960 – Wikipedia)
(Bà Sirimavo Bandaranaike, Thủ tướng Ceylon hình chụp năm 1960 – Wikipedia)

Và mới đây nhất không thể thiếu, bà Kamala Devi Harris, sinh ngày October 20, 1964 đã trở thành nữ Phó tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ thứ 49 vào tháng 1/2021. Bà cũng là người da màu có thể nói có quyền lực cao nhất hiện nay trên đất cờ Hoa này.

Bà sinh ra tại Oakland, California và đã tốt nghiệp Tiến sỹ Luật tại trường Howard University and the University of California, Hastings College of the Law, bà từng giữ chức Chánh Án bang California từ năm 2010 và là Thượng Nghị sỹ bang California từ năm 2017 đến 2021 và đã cùng Tổng thống Mỹ, Joe Biden điều hàng đất nước hơn 1 năm qua đã thay đổi lập trường chính trị để mang lại một hình ảnh mạnh mẽ, liên kết toàn cầu chống lại sự trổi dậy của Trung Quốc.

(Bà Kamala Devi Harris, nữ Phó tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ thứ 49 – Wikipedia)
(Bà Kamala Devi Harris, nữ Phó tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ thứ 49 – Wikipedia)

Nữ Chính Khách? Ôi, có vẻ hơi… nịnh đầm đấy, nhưng khi bà Indira Ghandi được bầu là nữ Thủ Tướng đầu tiên của Ấn Độ năm 1966, tạp chí Time đăng ngay trên trang bìa hình của bà với hàng chữ… chua lè là “Troubled India in A Woman’s Hand”( Ấn Độ Rối Beng Trong Tay Một Phụ Nữ).

(bà Indira Ghandi, Nữ thủ tướng đầu tiên Ấn Độ - Hình from Dailypioneer)
(bà Indira Ghandi, Nữ thủ tướng đầu tiên Ấn Độ – Hình from Dailypioneer)

Ngạo mạn cố hữu của cánh đàn ông? Có thể, nhưng chỉ biết, cánh tay khẳng khiu đó đã lèo lái nước Ấn Độ một mạch qua 2 thập niên với biết bao sóng gió, trước khi bà ngã gục vì mũi súng oan
nghiệt năm 1984, có ông nào vỗ ngực làm hay hơn bà?
Ở Do Thái năm 1969 còn ngoạn mục hơn khi Golda Meir lên làm nữ Thủ Tướng, với biệt danh “người đàn ông duy nhất của Nội Các”. Bà “cai trị” đất nước mình mà vẫn đối đầu với “tứ bề thọ địch” trong vùng Trung Đông, đến nỗi sau này khi bà về hưu, người dân Israel còn năn nỉ bà quay lại chính trường vì bà làm việc… hay hơn bọn đàn ông!

(Bà Golda Meir lên làm nữ Thủ Tướng Do Thái – Hình from Nijewishnews)
(Bà Golda Meir lên làm nữ Thủ Tướng Do Thái – Hình from Nijewishnews)

Năm 1986, người góa phụ ngoan đạo Corazon Aquino trở thành nữ Tổng Thống của Philippines và được tuần báo Time bầu là “Nhân Vật Trong Năm”, sau khi góp phần lật đổ một chính thể độc tài đã giết chồng bà dã man ngay tại phi trường quê nhà năm 1983. Năm 1988, trẻ, rất đẹp như tài tử, bà Bezamir Bhutto là nữ Thủ Tướng đầu tiên được dân bầu lên trong một quốc gia Hồi Giáo quan trọng. Cũng như bà Ghandi, số mạng của bà phải có đẫm máu và ra đi trong sự bàng hoàng thương tiếc của cả thế giới.

(Bà Corazon Aquino nữ Tổng Thống của Philippines – Hình from Philnews)
(Bà Corazon Aquino nữ Tổng Thống của Philippines – Hình from Philnews)

Có khi chỉ vì một quốc gia có thành kiến với phụ nữ trong chính trường, kể cả sự coi thường ngay từ các đồng nghiệp phái nam, một phụ nữ phải khoát vẻ “rất ngầu” bên ngoài mới lãnh đạo được. Đó là trường hợp của “Bà Đầm Sắt” Margaret Thatcher, Nữ Thủ tướng Anh trong vòng 11 năm.
Bà đã chứng kiến sự chỗi dậy của một quốc gia càng lúc càng nghiên về tư bản và tư hữu hóa, đồng thời chứng kiến luôn sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu. Từ đống tro tàn đó, xuất hiện một phụ nữ đương đại “có nắm đấm thép trong găng nhung”, đó là nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel.

(Bà Margaret Thatcher Nữ Thủ tướng Anh – Hình from Express.co)
(Bà Margaret Thatcher Nữ Thủ tướng Anh – Hình from Express.co)

Vâng, xin đừng coi thường phái yếu, họ “có thể” lắm, như Nữ Tổng Thống Brazil Rousseff từng khẳng định khi vận động tranh cử “Yes, a woman can”!
Bạn không tin? Kể sơ thêm hai thí dụ nữa thôi: Năm 2005, bà Ellen Johnson-Sirleaf “quật ngã một huyền thoại bóng tròn” của Liberia để trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của châu Phi và năm 2008, dân chúng Bangladesh tái bầu nữ Tổng thống Sheik Hasina của họ. Cha của bà là người mang lại độc lập cho đất nước năm 1971.
Oh yeah, a woman can!
Hoài Bão (tổng hợp)

 

Facebook
Twitter
Email

Có thể bạn quan tâm

Mới cập nhật

Ý Thức Hệ Trong Gia Đình – Phần 2 (Tiếp Theo)

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ

Ý Thức Dân Tộc Xã Hội – Ý Thức Hệ